không cảm giác bị khó chịu bởi bất cứ thứ gì bên ngoài. Dù đó là gì, mọi thứ hình
sắc, âm thanh, hay bất cứ là gì, đều không còn thứ quấy rầy ta nữa, bởi vì sao?
bởi tâm không còn chú ý đến chúng nữa – nó chỉ còn tập trung vào duy nhất hơi
thở.
Nếu tâm bị kích động bởi những thứ khác và ta không thể tập trung, hãy hít
một hơi sâu cho đến khi buồng phổi căng đầy và thở hết ra cho đến khi không
còn hơi thở bên trong. Làm như vậy vài lần, sau đó thiết lập lại sự tỉnh giác và
tiếp tục tập luyện sự định tâm. Sau khi đã thiết lập lại sự chánh niệm, tâm sẽ được
bình lặng; nhưng rồi nó lại tiếp tục động vọng lăng xăng: đó là chuyện bình
thường. Khi điều này xảy ra (chắc chắn xảy ra hoài đối với người mới tu!), hãy
giữ chắc tâm, hít thật sâu đầy phổi và thở ra thật sạch hết khí bên trong. Hít vào
căng đầy phổi trong một chốc, rồi thiết lập lại sự chú tâm chánh niệm vào đối
tượng hơi thở. Cố định sự chánh-niệm (sati) vào hơi thở-vào và hơi thở-ra, và
tiếp tục duy trì sự tỉnh-giác theo cách như vậy.
Việc tu là theo hướng như vậy, nên cần phải ngồi thiền tập rất rất nhiều lần
và với rất rất nhiều nỗ lực trước khi một thiền sinh được thành thục. Khi ta đã
thành thục, tâm sẽ buông bỏ thế giới bên ngoài và vẫn giữ bình lặng, không bị
quấy nhiễu. Những đối-tượng-tâm từ bên ngoài không còn có thể thâm nhập vào
trong và quấy nhiễu cái tâm. Lúc đó, ta sẽ nhìn thấy tâm là một đối tượng để tỉnh
giác (đối tượng thiền), còn hơi thở là đối tượng khác và những đối-tượng- tâm là
đối tượng khác. Chúng đều có mặt bên trong cái phạm vi (trường) tỉnh-giác, lúc
này ta tập trung vào ngay chóp mũi. Một khi sự chánh niệm đã được thiết lập
cùng với hơi thở- vào và hơi thở-ra, ta có thể tiếp tục thực tập một cách dễ dàng.
Khi tâm được tĩnh lặng, lúc đầu còn thô tế, sẽ dần dần nhẹ hơn và tinh lọc hơn.
Đối tượng của tâm cũng dần dần vi tế hơn và tinh lọc hơn. Thân cảm giác nhẹ
nhàng hơn và tâm tự cảm thấy từ từ nhẹ hơn và nhẹ bổng hơn. Tâm buông bỏ tất
cả mọi đối-tượng-tâm bên ngoài và ta tiếp tục quán sát bên trong.
Từ lúc này trở đi, sự tỉnh giác của chúng ta không còn hướng ra bên ngoài,
nó đã quay lưng hướng vào bên trong và tập trung vào cái tâm. Khi tâm đã hội tụ
lại và trở thành tập trung vào một-điểm, ta hãy duy trì sự tỉnh giác vào cái điểm
hội tụ đó của tâm. Khi ta thở, ta sẽ nhìn thấy hơi thở một cách rõ ràng khi nó đi
vào và đi ra, sự chánh niệm (sati) trở nên sắc bén và sự tỉnh giác về những đối-
tượng-tâm và hoạt động của tâm sẽ được rõ ràng hơn. Vào lúc này, ta sẽ nhìn thấy