các đặc tính Giới, Định, Tuệ [sīla, samādhi, paññā] và cách chúng hòa nhập vào
nhau. Điều này được gọi là sự hợp-nhất của các yếu tố của con đường Đạo (Bát
Thánh Đạo). Một khi sự sự hợp nhất xảy ra, tâm của ta sẽ tự do khỏi tất cả các
dạng kích thích và quấy nhiễu. Tâm sẽ trở thành nhất- điểm và trạng thái này
được gọi là định (samādhi). Khi chúng ta chú tụ sự chú tâm vào một nơi, lúc này
là hơi-thở, chúng ta sẽ đạt đến một sự rõ-ràng (minh mẫn, sáng tỏ) và sự tỉnh-
giác nhờ sự có mặt liên tục (không gián đoạn) của chánh niệm (sati). Khi chúng
ta nhìn thấy hơi thở rõ ràng hơn, thì sự chánh niệm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và
tâm sẽ trở nên nhạy bén hơn trong nhiều cách khác nhau. Ta sẽ thấy tâm ở ngay
giữa nơi đó [ở ngay giữa hơi-thở], tâm là nhất-điểm với sự tỉnh giác đang chú tụ
vào bên trong, chứ không còn hướng ra thế giới bên ngoài. Thế giới bên ngoài đã
từ từ biến mất khỏi sự tỉnh giác của ta, và tâm sẽ không còn đi làm gì này nọ với
những thứ gì bên ngoài. Điều này giống như ta đã đi vào bên trong 'căn nhà', nơi
tất cả các giác quan đã hợp nhất lại với nhau thành một tụ [hợp lại thành một]. Ta
được thư thái và tâm được tự do khỏi mọi đối tượng bên ngoài. Sự tỉnh giác được
duy trì vào hơi thở, và dần dần nó sẽ thâm nhập sâu và sâu hơn vào bên trong,
càng lúc sự tỉnh giác càng trở nên tinh lọc hơn, tinh tế hơn. Cuối cùng, sự tỉnh
giác vào hơi thở trở nên thật là tinh tế nên cảm nhận của ta về hơi thở dường như
biến mất. (Người tu cảm giác như mình không còn thở nữa, nhưng thực không
phải vậy). Chúng ta có thể nói: rằng sự tỉnh giác vào cảm nhận hơi thở đã biến
mất hoặc rằng chính hơi thở đã biến mất. Sau đó sẽ khởi sinh một loại tỉnh giác
mới – đó là “sự tỉnh giác rằng hơi thở đã biến mất”. (Trước đây sự tỉnh giác là sự
tỉnh giác về hơi thở vào và ra; giờ là sự tỉnh giác về sự biến mất của hơi thở). Nói
cách khác, đó là “sự tỉnh giác về hơi thở đã trở nên quá tinh tế” nên rất khó cảm
nhận hay định nghĩa được.
Vì vậy, có lẽ lúc đó chúng ta chỉ ngồi thiền và không có hơi thở. Nhưng
đúng thực thì hơi thở vẫn còn đó, nhưng nó đã trở nên quá tinh tế nên nó dường
như đã biến mất. Tại sao vậy? Bởi vì lúc này tâm đã được thanh lọc đến mức tinh
tế nhất, đang có một sự-biết đặc biệt. Tất cả những gì còn lại là loại sự-biết này.
Chỉ còn lại sự-biết này. Ngay cả đến khi hơi thở đã biến mất, tâm vẫn còn tập
trung (định) với một sự biết: rằng hơi thở không còn ở đó. Vậy lúc này nếu chúng
ta tiếp tục thiền thì ta lấy đối tượng nào mà thiền? Ta sẽ lấy ngay cái sự-biết đó
làm đối tượng thiền. Nói đúng hơn là lấy cái “sự-biết rằng không còn hơi thở”