LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 624

làm đối tượng thiền, và tiếp tục duy trì thiền tập như vậy. Chúng ta có thể nói
rằng, có một loại sự-biết [thấy-biết] đã được thiết lập trong tâm.

Đến lúc này, trong một số người khởi sinh nghi ngờ, bởi vì ngay-lúc-này

nimitta có thể khởi sinh

177

. (Nimitta là tâm ảnh, là hình ảnh hiện lên trong tâm

người thiền ở giai đoạn này). Những tâm ảnh nimitta đó có thể rất nhiều loại
nhiều dạng, có thể là dạng hình sắc, có thể là âm thanh. Ngay giai đoạn tu này, đủ
loại điều bất ngờ đều có thể khởi sinh trong tiến trình tu tập.
[Có người có, có
người không có]. Nếu nimitta thực sự khởi sinh chúng ta phải hiểu biết nó đúng
theo sự thật. Nhưng đừng nghi ngờ và đừng để bị bất ngờ hay hốt hoảng.

Ở đoạn tu này, chúng ta phải giữ tâm vững chắc không lay chuyển trong

trạng thái định của nó và phải chánh niệm một cách đặc biệt. Có một số người
hoảng hốt khi nhận thấy hơi thở biến mất, bởi trước giờ họ lúc nào cũng có hơi
thở. Khi hơi thở dường như biến mất, người tu có thể hoảng sợ hoặc sợ mình sẽ
chết. Lúc này ta phải thiết lập sự hiểu biết rằng: đó chỉ là điều tự nhiên xảy ra
trong tiến trình tu tập.
Vậy đến lúc này ta lấy cái gì làm đối tượng thiền? Ta quan
sát cái cảm-giác rằng hơi thở đã không còn, và ta giữ cái cảm-giác đó làm đối
tượng tỉnh giác, và tiếp tục thiền. Phật đã gọi đây là một dạng định (samādhi) bất
lay động và vững chắc nhất. Giờ chỉ có một đối tượng vững chắc và bất lay
chuyển của tâm. Khi sự tu tập định đạt đến điểm này sẽ có nhiều sự biến đổi, sự
thanh lọc, và sự chuyển hóa lạ thường xảy ra bên trong tâm mà người tu có thể
tỉnh giác (biết) về chúng. Cảm nhận về tâm lúc này cảm giác nhẹ nhất, nó nhẹ
không hoặc như mọi cảm nhận đều biến mất hết. Ta có thể cảm thấy như mình
đang trôi bềnh bồng trong không trung và hoàn toàn không trọng lượng. Nó
giống như ta đang ở giữa không gian và mỗi khi ta điều khiển các giác quan của
mình dường như các giác quan không còn cảm nhận được gì nữa. Dù ta biết rõ
thân ta vẫn đang ngồi đó, nhưng ta đang trải nghiệm một sự trống không hoàn
toàn. Cảm giác về sự trống không này có thể rất lạ lùng đối với mình.

Khi chúng ta tiếp tục tu tập, nên hiểu rằng chẳng có gì phải đáng lo. Hãy

thiết lập cái cảm giác thư thả và vô lo này, một cách an toàn trong tâm. Khi tâm
đã tập trung và đạt định nhất-điểm thì không còn một đối-tượng-tâm nào có thể
thâm nhập vào tâm hoặc quấy nhiễu tâm, và ta có thể ngồi như vậy bao nhiều lâu
tùy ý. Ta có thể duy trì trạng thái định đó mà không cảm giác đau đớn hay bất
tiện gì cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.