Sau khi đã tu phát triển định đến mức này, người tu có thể nhập định hoặc
thoát ra khỏi định một cách dễ dàng theo ý mình. Ta có thể thoát ra khỏi định
(tầng thiền định) theo ý định của mình một cách dễ dàng và thoải mái, chứ không
phải thoát ra vì thấy mệt, thấy lười biếng, hay thấy chán. Ta thoát ra khỏi định vì
đến thời điểm thoát ra, và thời điểm nào thoát ra khỏi tầng thiền định là do ta đã
định trước theo ý mình trước khi ta nhập định.
Đây là trạng thái định (samādhi): ta được thư giãn và dễ chịu. Ta nhập định
và thoát ra khỏi định không khó khăn gì. Tâm và trái tim đều dễ chịu. Nếu chúng
ta đích thực đạt được trạng thái định như vậy, có nghĩa là chúng ta ngồi thiền và
nhập định ba mươi phút hay một tiếng, sau khi thoát ra ta vẫn còn cảm giác thư
thái và bình an trong suốt mấy ngày sau đó. Trải nghiệm tác dụng đó của trạng
thái định trong mấy ngày cũng có một tác dụng giúp thanh lọc cho tâm – Bất cứ
thứ gì ta trải nghiệm sẽ trở thành một đối tượng để quán xét. Đây, đây là chỗ sự
tu tập bắt đầu. (Tức bắt đầu dùng định sâu để hỗ trợ cho thiền quán minh sát, bắt
đầu lấy mọi trải nghiệm làm đối tượng thiền quán). Đây là kết quả có được khi
định đã chín muồi, đã thâm sâu và hùng mạnh.
Định có chức năng làm tĩnh lặng cái tâm. Định (samādhi) thực hiện một
chức năng, giới hạnh (sīla) thực hiện một chức năng, và tuệ (paññā) thực hiện
chức năng khác. Ba phần này bạn đang tu tập và phát triển, chúng đang tạo thành
một vòng. Đây là cách chúng thể hiện trong tâm. Giới, định, tuệ khởi sinh và chín
muồi từ một chỗ. Khi tâm được tĩnh lặng, nó sẽ dần dần được kiềm chế trong giới
hạnh và càng được tự chủ hơn nhờ sự có mặt của trí tuệ và sức mạnh của định
(định lực). Khi càng được tự chủ và được tinh lọc hơn, điều đó sẽ làm khởi sinh
ra một năng lượng giúp thanh lọc phần giới hạnh. Giới hạnh càng được thanh lọc
thì càng xúc tiến cho trạng thái định được mạnh mẽ hơn và được tinh lọc hơn
nữa; và đến lượt cái định hùng mạnh đó sẽ hỗ trợ trí tuệ đi đến chín muồi. Chúng
hỗ trợ lẫn nhau theo cách như vậy. Mỗi mảng tu tập đó là một yếu tố để hỗ trợ
cho hai mảng còn lại – đến cuối cùng thì chúng trở thành đồng nghĩa, chúng trở
thành như một. Khi ba mảng tu tập đó tiếp tục cùng nhau chín muồi, chúng tạo
thành một vòng giáp kín, và cuối cùng làm khởi sinh con đường Đạo (Magga).
Magga là tổng hợp của ba chức năng tu tập đó cùng thực hành với nhau một cách
trơn tru và đều đặn. Khi tu, chúng ta phải giữ (duy trì) nguồn năng lượng này. Đó
chính là nguồn năng lượng làm khởi sinh ra trí tuệ minh sát (vipassanā) hay trí