LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 616

lập tức tiếp xúc với những đối tượng bên ngoài, và tâm lại tiếp tục dính theo mọi
đối tượng. Rốt cuộc cũng quay lại chỗ động vọng và bất an như trước đó).

Cái tâm từng được bình an nhờ thiền định cũng giống như người ‘lánh trần’

mới quay lại chợ búa vậy; sau khi hết định, nó sợ sệt đủ thứ xung quanh. Nó sợ
những đối-tượng- tâm. Nó sợ sướng và khổ; nó sợ khen và chê; nó sợ hình sắc,
âm thanh, mùi hương, và mùi vị. Những ai được bình an chỉ nhờ vào thiền định
thì luôn luôn sợ sệt mọi thứ và không muốn dính líu vào bất cứ ai hay bất cứ thứ
gì bên ngoài. Những người tu định (thiền định) như vậy chỉ muốn lánh trần chui
vào hang động hay chỗ ẩn dật nào đó, nơi đó họ có thể hưởng thụ niềm khoái lạc
của trạng thái đạt định tĩnh lặng, họ không còn muốn bước ra ngoài hay quay lại
cảnh trần. Khi có nơi nào họ được bình an, họ trốn luôn trong đó. Kiểu tu định
này dính vào nhiều thứ khổ - họ cảm thấy khó khổ khó khăn nếu bước ra ngoài
hay tiếp xúc với ai. Họ không muốn nhìn thấy hình sắc nào hết, họ không muốn
nghe âm thanh. Họ không muốn trải nghiệm bất cứ thứ gì! Họ phải sống ở một
nơi thiệt kín đáo, ẩn dật, nơi không có ai đến gặp gỡ, nói chuyện hay quấy rầy họ.
Họ cần phải có một môi trường thực sự bình yên và tách ly.

Loại bình an này là ‘không làm nên việc’. Thiền giả chứng đắc một mức độ

định sâu, rồi sau đó lại thoát ra. Phật không dạy tu thiền định với một sự ngu mờ
như vậy. Nếu ai trong các thầy đang tu thiền định kiểu như vậy, các thầy phải
ngưng ngay. Nếu tâm đạt đến định, thì ta nên dùng nó làm cơ sở để quán xét.
Quán xét về cái sự bình an có được từ trạng thái định, và dùng nó để nối kết tâm
và suy xét những đối-tượng- tâm khác nhau mà tâm trải nghiệm. Dùng sự tĩnh
lặng của định để quán xét các hình sắc, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và những
tâm ý. Dùng sự tĩnh lặng này của định để quán sát những bộ phận khác nhau của
thân: như tóc, lông, móng, răng, da, vân vân... Quán xét ba đặc tính vô thường,
khổ, và vô ngã [aniccam, dukkham, anattā]. Quán xét suy xét về toàn thể thế giới.
Khi chúng ta đã quán xét đầy đủ, chúng ta có thể thiết lập lại sự tĩnh lặng của
định: điều đó là tốt, không vấn đề gì. Ta có thể nhập định lại trong khi đang tọa
thiền hoặc sau đó. Rồi với một sự tĩnh lặng (định) mới được thiết lập lại đó, ta
tiếp tục tiếp tục quán xét [thiền quán]. (Thiền định, hay trạng thái định sâu được
dùng để hỗ trợ thiền quán theo cách như vậy). Dùng trạng thái định để huấn
luyện và thanh lọc cái tâm. Dùng trạng thái định để thách đấu cái tâm. Khi ta có
được sự hiểu biết (tri kiến), ta dùng trạng thái định để chiến đấu những ô nhiễm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.