LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 615

Sau khi sinh là diệt, sinh nữa thì diệt nữa, cứ sinh và diệt – sinh và tử, tử và

sinh; sự chấm dứt kéo theo sự khởi sinh, sự khởi sinh kéo theo sự chấm dứt. Rốt
cuộc, ta chỉ đang quan sát cái sự diệt (sau khi sinh). Chữ khayavayam có nghĩa
tàn hoại và chấm dứt, đó là sự diệt. Sự hoại-diệt là đường lối tự nhiên của tâm và
những đối-tượng-tâm– đây chính là quy luật hoại-diệt. Một khi tâm đang tu tập
và đang trải nghiệm sự thật này thì nó không còn chạy theo hay tìm kiếm bất cứ
thứ gì nữa—nó sẽ luôn nhìn mọi thứ bằng sự chánh niệm. (Nói cách khác, nó
luôn luôn chánh niệm khi nhìn thấy mọi thứ). Nhìn là nhìn. Biết là biết. Tâm là
vậy, tâm là tâm. Những đối-tượng-tâm chỉ là những đối-tượng-tâm. Đây là cách
mọi sự diễn ra. Đó là đường lối tự nhiên của chúng. Tâm không còn phóng dật
hay tạo tác này nọ; nó không còn đặt tên gán ghép này nọ cho những hiện tượng
đó; nó không còn bị dính theo chúng.

Đừng ngu mờ hay lờ mờ về việc tu tập. Đừng để dính vào nghi ngờ. Điều

này áp dụng cả cho việc tu Giới hạnh chứ không riêng gì thiền tập. Như tôi đã nói
trước đây, chúng ta phải nhìn vào nó và quán xét coi điều đó là đúng hay sai. Sau
khi đã quán xét nó, ta để yên nó ở đó. Đừng nghi ngờ về nó. Việc tu Định tâm
cũng vậy. Cứ tu tập, làm cho tâm tĩnh lặng từng chút, từng bước. Nếu ta có bắt
đầu nghĩ suy, điều đó cũng không sao; nếu ta không nghĩ gì, điều đó cũng không
sao. Điều quan trọng là đi đến sự hiểu biết về cái tâm của ta!.

Nhiều người muốn tu tập để làm tâm bình an, nhưng họ đâu hiểu được sự

bình an đích thực là gì. Họ không biết một cái tâm bình an là gì. Có hai loại bình
an: một là loại bình an có từ định-tâm (samādhi), hai là loại bình an có từ trí tuệ
(paññā). Cái tâm bình an nhờ định (samādhi) thì vẫn còn ngu mờ. Sự bình an nhờ
định (samādhi) hay thiền định (samantha) chỉ có được khi tâm đang được tách ly
khỏi những đối-tượng-tâm. Khi nào tâm không trải nghiệm đối-tượng-tâm nào thì
mới có được sự tĩnh lặng. Đã vậy, sau khi có được sự tĩnh lặng đó, người tu
thường dính theo (tham đắm) sự sướng khoái có được từ trạng thái tĩnh lặng đó.
Nhưng sau trạng thái tĩnh lặng đó, tức ngay sau khi có đối tượng nào tiếp xúc các
giác quan, tâm liền động vọng và dính theo nó.

(Sự bình an có được từ sự tĩnh lặng của thiền định chỉ là tạm thời, nó chỉ có

được khi tâm đã tách ly khỏi cảnh trần. Nhưng sau khi hết thiền định (sau xả
thiền, tức sau khi người tu thoát ra khỏi tầng thiền định) thì thân và các giác quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.