tâm, nhưng hiện thời vẫn còn chưa đạt đến đích. Chúng ta tập trung nhìn vào
những điều kiện hữu vi tạo tác đó và cách chúng diễn ra trong từng giây-khắc
trong tâm mình. Không cần thiết phải đích thân vấn hỏi về trạng thái của tâm
hoặc phải làm điều gì đặc biệt đâu. Hễ khi nào có sự dính mắc theo sướng hay
khổ, thì ngay đó tâm phải có sự hiểu biết rõ ràng, và biết chắc rằng: sự dính mắc
vào sướng hay khổ đều là sự ngu mờ, vô minh. Đó là sự mắc kẹt trong thế gian.
Sướng có nghĩa là còn dính trong thế gian, khổ có nghĩa là còn dính trong thế
gian. Dính khổ dính sướng đều là mắc kẹt trong thế gian. Vậy thứ gì tạo ra hay
làm khởi sinh thế gian? Thế gian được tạo tác và tạo nên thông qua sự ngu mờ,
vô minh. (Còn ngu mờ là còn dính trong thế gian, còn vô minh là còn trong thế
gian). Điều này là do chúng ta không biết chánh niệm để nhìn thấy rằng: chính
cái tâm đã tự gán giá trị cho sự sướng/khổ, chính tự nó coi sướng và khổ là này là
nọ; tâm tự nó bày trò và tạo tác tất cả mọi sự hữu vi (sankhāra), chính nó tự tạo
tác ra các hành mọi lúc mọi nơi.
Đến ngay chỗ này sự tu hành đang trở nên thực sự hứng thú. Hễ khi có sự
dính mắc trong tâm, ta cứ nhắm thẳng vào điểm đó, không buông lơ chút nào.
Nếu có dính mắc vào sướng, cứ đánh thẳng vào điểm đó, đừng để tâm bị kéo lạc
theo trạng thái (sướng) đó. Nếu tâm dính vào khổ, ta nắm bắt nó, ta thực sự nắm
giữ chắc nó và quán xét thẳng vào nó. Ngay chỗ này là chúng ta đang đi đúng
tiến trình hoàn thành công cuộc tu tập, chúng ta đang tu tiến đúng đắn: Tâm
không để sót cho một đối-tượng-tâm nào lướt qua mà không quán xét nó rõ rệt!.
Không có gì có thể chống lại sức mạnh của sự chánh-niệm hùng mạnh và trí-tuệ
sắc bén của người tu lúc này! Ngay cả khi tâm bị dính theo một trạng thái bất
thiện, ta chỉ cần biết đó là bất thiện, và tâm cũng không bị lạc hay bị thất niệm.
Lấy ví dụ người đang bước trên gai nhọn: chúng ta đâu muốn dặm lên gai
nhọn, chúng ta muốn tránh chúng, nhưng đôi khi chúng ta cũng dặm phải gai
nhọn. Khi dặm phải cái gai, ta có thấy thích không? Ta thấy khó chịu bực tức khi
dặm trúng gai nhọn. Khi các thầy biết rõ con đường tu tập, có nghĩa là các thầy
biết cái gì là thế gian, cái gì là khổ đau, và cái gì trói buộc chúng ta trong vòng
sinh tử bất tận. Ngay cả khi biết như vậy, các thầy cũng không thể né tránh được
hết các 'gai nhọn' nhọn đó. Tâm vẫn còn chạy theo những trạng thái sướng khổ
khác nhau, nhưng lúc này nó không còn bị chìm nghỉm hay dính kẹt hoàn toàn
theo những trạng thái đó. Lúc này các thầy phải duy trì nỗ lực liên-tục để tiêu diệt