nó; và mỗi khi tâm dính theo trạng thái khổ, ta không bực tức, ta không chê bai,
ta không dính theo sự khổ đó. (Sướng không tham, khổ không sân). Bằng cách
này ta có thể thực thụ quán sát cái tâm của ta như-nó-là. Sướng không đúng, khổ
không đúng. Sự hiểu biết (trung dung) như vậy mới là con đường đạo (trung
đạo). Ta tỉnh giác, sự tỉnh giác [về những trạng thái đó] luôn luôn có mặt, nhưng
đến lúc này ta vẫn chưa buông bỏ được hết tất cả những trạng thái đó. Ta chưa
thể dẹp bỏ hết tất cả chúng, nhưng ta có thể chánh niệm về chúng. Với sự chánh
niệm đã thiết lập, ta chẳng thèm coi trọng sự sướng sự khổ là gì cả. Đừng để ý
hay coi trọng chiều sướng hay chiều khổ; bởi nếu ta để ý hay coi trọng chúng thì
tâm có thể chụp lấy cả hai chiều đó, và ta đã biết rõ về điều đó [rằng tâm sẽ có
thói làm như vậy]. Ta biết rõ rằng chạy theo hướng nào (sướng hay khổ) cũng
không phải là con đường đúng đắn, do vậy trong mọi lúc mọi nơi chúng ta phải
luôn lấy đi con-đường ở-giữa (trung đạo), lấy con đường buông-xả, làm đối-
tượng đê tâm tu tập và quán chiếu theo đó. Khi chúng ta tu tập đến mức tâm vượt
trên cả sướng/khổ, thì lúc đó tâm buông-xả sẽ khởi sinh, bắt kịp theo diễn tiến
của con đường đạo, và ta sẽ dần dần lùi xuống, từng chút từng chút—lúc này tâm
đang biết rõ cách vượt qua những ô nhiễm, nhưng nó chưa sẵn sàng để vượt qua
chúng bằng một cú nhảy cuối cùng; nó lùi lại một chút và tiếp tục tu tập thêm
nữa.
Khi có sướng khởi sinh, tâm dính vào, thì ta nên chọn ngay sự-sướng đó để
quán xét; và khi tâm dính theo khổ, thì ta lấy ngay sự-khổ đó làm đối tượng để
quán xét. Cuối cùng, tâm sẽ đạt đến một giai đoạn lúc đó nó hoàn toàn chánh
niệm về cả khổ và sướng. Đó là lúc nó có khả năng dẹp qua một bên mọi sự
sướng/khổ, vui/buồn, thích/ghét... và dẹp bỏ tất cả mọi thứ thuộc thế tục, và nó
trở thành “người hiểu biết thế giới” (lokavidū). Khi tâm– cái “người biết”– đã có
khả năng buông bỏ thì nó lặn xuống ngay tại điểm đó. Tại sao nó lặn xuống? Bởi
vì ta đã hoàn tất việc tu tập và đã đi hết con đường đạo, đã đi đến cái điểm-đích
đó. Hiện tại, chúng ta biết rõ rằng ta phải đạt đến điểm cuối của con đường,
nhưng lúc này chúng ta vẫn chưa đủ khả năng để hoàn tất con đường đó. Khi tâm
còn dính theo sướng và khổ, ta đừng để bị ngu mờ dính kẹt theo chúng, và ta nỗ
lực trừ bỏ sự dính mắc đó, phải đào bứng tận gốc nó.
Đây là sự tu tập ở trình độ của một người đang tu hành (yogāvacara)
,
người đang đi trên con đường tu tập— đang nỗ lực trừ bỏ những ô nhiễm trong