nhưng đến ngay đó người ấy bước lùi lại một ít để tiếp tục tu tập một trình độ cao
khác, bởi vì lúc đó họ vẫn chưa trừ bỏ hết mọi ô nhiễm. Chỗ này giống như một
người đang bước qua dòng suối, một chân đang bên ở bên bờ này, chân kia đang
bước qua bờ bên kia. Người đó biết rõ có hai bờ của con suối, nhưng người ấy
vẫn chưa thể nhảy qua nó một cách dứt dạc rốt ráo, và do vậy người ấy bước lùi
lại một chút (như để tập tập, lấy trớn trước khi có thể phóng một cú nhảy dứt dạc
cuối cùng vậy). Sự hiểu biết rằng có hai bờ hai bên con suối giống tương tự như
sự hiểu biết của thức Gotrabhū citta (thức chuyển độ); đó là sự hiểu biết của một
người tu đang đạt đến thức-chuyển-độ (Gotrabhū puggala) đó. Có nghĩa là người
tu đã biết cách vượt qua những ô nhiễm, nhưng họ vẫn chưa đi đến đó, và do vậy
họ bước lùi lại đôi chút. Khi người tu đã tự mình hiểu biết rõ trạng thái (chuyển-
độ) đó là thực sự tồn tại, thì sự hiểu biết đó sẽ có mặt thường trực trong tâm
người tu trong lúc người tu vẫn đang tiếp tục thiền tập và tu dưỡng têm các phẩm
hạnh ba-la-mật (pāramī) của mình. Lúc này người tu đã biết chắc về mục-tiêu và
con-đường trực-tiếp-nhất để đạt đến mục tiêu đó.
Nói cho đơn giản hơn, trạng thái này đã khởi sinh bên trong chính cái tâm.
Nếu chúng ta quán xét theo đúng sự thật của mọi thứ diễn ra, thì chúng ta có thể
nhận ra rằng chỉ có một con đường đạo, và bổn phận của chúng ta là bước đi theo
nó. Điều đó có nghĩa chúng ta đã biết rõ từ đầu rằng: những trạng thái sướng khổ
không phải là con đường chúng ta đuổi theo. Đây là điều mỗi người tu tự mình
biết rõ – biết rõ sự thật về cách mọi sự diễn ra. Nếu ta dính vào sướng, ta đã bước
trệch khỏi con đường, bởi dính líu theo sướng sẽ phát sinh ra khổ. Nếu ta dính
theo buồn khổ, nó cũng làm khởi sinh thêm khổ. Ta đã hiểu về điều này – ta đã
biết chánh niệm bằng chánh-kiến, nhưng đến lúc này ta vẫn chưa thể buông bỏ
hết mọi dính mắc ràng buộc.
Vậy cách nào là cách tu đúng? Chúng ta phải bước theo con đường trung-
đạo. Nghĩa là chúng ta vẫn theo vết những trạng thái sướng/khổ khác nhau,
nhưng đồng thời chúng ta giữ khoảng cách với chúng, giữ chúng ở hai bên lề
đường. Đây là cách tu đúng đắn– chúng ta luôn luôn duy trì sự chánh-niệm và sự
tỉnh-giác có mặt ngay khi ta vẫn còn chưa buông bỏ được. Đó là cách tu đúng,
bởi mỗi khi tâm dính theo những trạng thái sướng khổ ta luôn có sự tỉnh-giác về
sự dính mắc đó ngay lúc nó khởi sinh. Điều này có nghĩa là: mỗi khi tâm dính
vào trạng thái sướng, ta không dính theo, ta không khoái thích, ta không coi trọng