LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 610

tu tập được cái tâm đến điểm này thì ta có thể dễ dàng thấy biết sự khởi sinh và
biến qua của tâm-thức trong từng khoảng khắc (sát-na) đi qua. Khi ta quán chiếu
như vậy, khi ta thâm nhập sâu hơn và sâu hơn vào bên trong như vậy, tâm sẽ trở
nên tinh khiết hơn và tinh khiết hơn, vượt trên những ô nhiễm thô tế.

Định (samādhi) nghĩa là tâm được tập trung một cách vững chắc, và nếu ta

càng tu tập thì tâm càng thêm vững chắc. Tâm càng thêm vững chắc thì sự kiên
định trong tu tập càng thêm chắc chắn. Khi chúng ta càng quán xét thì chúng ta
càng tự tin. Tâm trở nên thực sự ổn định—đến mức độ nó không thể bị lay
chuyển bởi bất cứ thứ gì. Người tu tuyệt đối tin chắc rằng không có một đối-
tượng-tâm nào có sức làm lung lay nó. Những đối-tượng-tâm là những đối-
tượng-tâm; còn tâm là tâm. Tâm trải nghiệm những trạng thái tốt, xấu, sướng,
khổ là do nó bị che mờ bởi những đối-tượng-tâm. Nếu nó không bị che mờ bởi
những đối-tượng-tâm thì đâu có khổ. Cái tâm không bị ngu mờ thì không thể bị
lung lay (hay bị dính theo những đối-tượng-tâm). Hiện tượng này là một trạng
thái của sự tỉnh-giác, ở đó tất cả mọi thứ và mọi hiện tượng hoàn toàn được thấy
rõ chỉ là những yếu tố tự nhiên. Những yếu tố tự nhiên (dhātu

173

) khởi sinh và

biến diệt– chuyện chỉ có vậy mà thôi. Mọi sự chỉ là vậy. Mọi sự đến và đi. Có thể
ta đã trải biết sự thật này, nhưng ta vẫn chưa có khả năng buông bỏ hoàn toàn. Dù
ta có buông bỏ được hay chưa, các thầy đừng để nó làm bận tâm. Trước khi tu gì
gì khác, tối thiểu các thầy phải phát triển và duy trì cho được mức-độ tỉnh-giác
này và mức-độ kiên-định này ở trong tâm. Các thầy phải tu tới, phải luôn vận
dụng các áp lực để tiêu diệt các ô nhiễm với sự nỗ lực kiên định, bằng sự thâm
nhập sâu hơn và sâu hơn nữa vào bên trong sự tu tập này.

Sau khi đã tu và đã có thể thụ nhận Giáo Pháp theo cách như vậy, tâm sẽ lùi

lại ít nhiều so với mức độ đang tu tập mạnh mẽ: ngay chỗ này Phật và kinh điển
gọi là Gotrabhū citta

174

. Thức “Gotrabhū citta” tả về cái tâm đã trải qua sự vượt

lên khỏi những phạm vi giới hạn của một cái tâm thế tục phàm thường. Tâm thế
tục là tâm của người thường chưa giác ngộ (puthujjana), nhưng ngay lúc này nó
đang vượt thẳng vào trong cảnh giới tâm của bậc thánh nhân (ariyan)— Tuy
nhiên hiện tượng này vẫn còn đang xảy ra bên trong tâm của một người phàm
thường chưa giác ngộ, giống như tâm của chúng ta đang ngồi đây. Người thường
chưa giác ngộ đạt đến tâm thức Gotrabhū [được gọi là người Gotrabhū puggala]
là người đã tu tiến đến chỗ họ chứng ngộ trạng thái Niết-bàn [giác ngộ] tạm thời;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.