luyện và phát triển khả năng chánh niệm càng nhiều càng tốt để đạt đến một sự
tỉnh giác lớn mạnh hơn và xuyên thấu hơn. Dù cho tâm có còn bị dính dơ hay ô
nhiễm cách nào đó, khi có gì khởi sinh người tu phải quán niệm về sự vô thường
và sự không chắc chắn của nó. Bằng cách duy trì sự quán niệm ngay khoảng khắc
mọi sự khởi sinh, thì sau đó một chốc người tu sẽ thấy được cái bản chất vô
thường cố hữu bên trong tất cả mọi đối tượng giác quan và mọi trạng thái của
tâm. Bởi nhờ người tu đã nhìn thấy chúng đúng thực là vậy, cho nên người tu
không còn coi trọng chúng, và nhờ đó sự dính mắc và ràng buộc theo chúng [vốn
là sự ô nhiễm trong tâm] sẽ dần dần biến giảm. Khi có khổ khởi sinh, người tu sẽ
khả năng xử lý nó đến cuối cùng và điều chỉnh lại mình, chứ không nên đầu hàng
hay gác bỏ việc đó qua một bên. Người tu phải duy trì một sự liên tục nỗ lực và
cố tập luyện cho được một sự tỉnh- giác đủ nhanh bén để theo kịp những trạng
thái thay đổi liên tục của tâm. Ngay câu hỏi này có thể nói rằng: đến lúc này sự tu
tập phát triển con đường Đạo của người tu vẫn còn thiếu năng lượng để vượt qua
những ô nhiễm của tâm. Khi nào khổ khởi sinh, tâm liền bị che mờ, nhưng người
tu phải duy trì phát triển sự-biết và sự-hiểu về cái tâm đang bị che mờ đó; đó là
chỗ người tu cần phải suy xét quán chiếu.
Người tu cần phải nắm vững chỗ này và liên tục quán niệm rằng sự khổ và
sự bất toại nguyện chỉ là những điều không chắc chắn. Cuối cùng rồi chúng cũng
chỉ đích thực là vô thường, khổ, và vô ngã. Tập trung vào ba đặc tính này, hễ khi
nào những trạng thái khổ khởi sinh trở lại, người tu biết rõ chúng ngay, nhờ đã
trải nghiệm và hiểu biết rõ về chúng trước đó.
Dần dà, từng chút từng bước, sự tu tập của một người sẽ đạt đến cái đà, và
mỗi thời gian trôi qua, bất cứ những đối tượng giác quan và trạng thái tâm nào
khởi sinh đều sẽ bị mất giá trị theo cách như vậy. (Người tu bắt kịp mọi sự, nhìn
thấy chúng và buông bỏ; không còn coi chúng là thứ gì quan trọng hay giá trị
nữa). Tâm của người tu sẽ hiểu biết chúng đích thực là gì, và do vậy buông bỏ
chúng. Sau khi đã đạt đến trình độ mà người tu có thể hiểu biết mọi sự và buông
bỏ chúng dễ dàng, ta có thể nói rằng con đường đạo đã chín chắn từ bên trong, và
người tu sẽ có khả năng xử lý thuận lợi những ô nhiễm trong tâm. Kể từ lúc đó
chỉ còn lại sự khởi sinh và biến diệt ngay tại chỗ này, giống như những cơn sóng
vỗ lên bờ rồi biến mất. Khi sóng biển khởi sinh và vỗ lên bờ, nó tan rã và biến
mất; con sóng mới lại khởi lên xô vào bờ và tan rã biến mất – sóng chỉ là vậy, nó