LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 634

Người tu chỉ còn nhìn thấy mọi thứ khởi lên rồi biến mất. Người tu sẽ nhìn thấy
tiến trình sinh-diệt dưới ánh sáng của lẽ vô thường, khổ, và vô ngã.

Bản chất tự nhiên của Giáo Pháp là như vậy. Khi người tu có thể nhìn thấy

mọi thứ ''chỉ là vậy thôi'' (chỉ là thứ sinh và diệt thôi), thì họ sẽ giữ tâm mình
''bình thản như thường vậy thôi''. Sẽ không còn dính chấp hay nắm giữ bất cứ sự
gì – ngay khi người tu tỉnh giác về một sự dính chấp nào đó, nó tự biến mất ngay.
Chỉ còn có sự sinh và diệt, và điều đó thật sự bình an. Điều đó bình an không
phải là do không nghe thấy thứ gì; vẫn có sự nghe thấy, nhưng người tu hiểu
được bản chất của nó và không còn dính chấp hay nắm giữ bất cứ điều gì. Đây
chính là ý nghĩa của sự bình an – tâm vẫn còn trải nghiệm những đối tượng giác
quan, nhưng nó không còn chạy theo, không còn dính mắc theo chúng. Có một sự
phân cách tách biệt giữa những đối tượng giác quan và những ô nhiễm. Thường
thì, khi tâm tiếp xúc với một đối tượng giác quan, có phản ứng thích thì làm khởi
sinh sự ô nhiễm; nhưng nếu người tu hiểu biết rõ cái tiến trình khởi sinh-diệt (sự
khởi lên và biến mất của sự thích đó), thì đâu còn gì thực sự phát sinh từ trải
nghiệm đó – nó sẽ chấm dứt ngay tại đó. (Có sinh thì có diệt ngay đó).

Câu hỏi:

Người tu có cần tu tập để chứng đắc trạng thái định (samādhi) trước khi có

thể quán niệm về Giáo Pháp?

Trả lời:

Ở đây, tùy theo mỗi cách nhìn, người ta có thể nói như vậy là đúng; nhưng

nếu nói từ thực tế tu tập, thì phần trí tuệ (paññā) phải đi trước. Nhưng trước giờ
theo khuôn khổ truyền thừa kinh điển thì trật tự là Giới, Định, rồi mới đến Tuệ
(sīla, samādhi, và paññā). Nếu ai thực sự tu tập từ ban đầu thì trí tuệ (paññā)
phải đi trước.
Nếu có trí tuệ ngay từ lúc đầu thì có nghĩa là người tu biết được
điều đúng và điều sai; và người tu biết được tâm tĩnh lặng là gì và tâm bị động
vọng là gì. Nếu nói theo cơ sở kinh điển, ta có thể nói rằng việc tu tập giới hạnh
và tính tự trọng sẽ làm khởi sinh loại cảm giác xấu-hỗ và sợ-sệt khi làm bất cứ
điều gì sai trái bất thiện. Một khi một người đã thiết lập trong tâm sự sợ-sệt và
xấu-hỗ khi làm điều xấu ác và người ấy không còn dính vào điều xấu ác nữa, thì
sự xấu ác không còn có mặt bên trong người ấy nữa. Khi không còn sự xấu ác
bên trong, điều này sẽ tạo các điều kiện khởi sinh sự tĩnh lặng bên trong tâm. Sự
tĩnh lặng đó tạo thành một nền tảng cho sự định tâm (samādhi) khởi sinh và phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.