LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 637

(sati-sampajañña). Theo tính chất của vô thường, tâm sẽ chuyển hướng và rút lui
về mức (trạng thái) cận định (upacāra samādhi). Nếu tâm rút lui đến mức cận
định thì người tu có thể đạt đến sự-biết và sự-hiểu, bởi ở trong mức (trạng thái)
định sâu hơn thì không có (không còn) sự-biết và sự-hiểu. Nếu có sự-biết và sự-
hiểu tại thời điểm này thì nó giống như sự-nghĩ, tức tâm hành (sankhārā).

Nó sẽ giống như cảnh hai người đang đối thoại và thảo luận về Giáo Pháp

với nhau. Người tu nào hiểu được chỗ này có lẽ thấy thất vọng rằng tâm không
thực sự tĩnh lặng, nhưng thực đúng thì sự đối thoại đó đang diễn ra bên trong
phạm vi của sự tĩnh lặng và giới hạnh đã được tu tập trước đó. Có những đặc tính
của tâm, ngay sau khi nó rút lui về trạng thái cận định (upacāra) – nó sẽ có khả
năng biết và hiểu nhiều điều khác nhau. Tâm sẽ ở trong trạng thái này trong một
khoảng thời gian và sau đó nó lại chuyển hướng trở lại vào bên trong. Nói cách
khác, tâm sẽ tiến nhập lại vào trạng thái định sâu giống như nó đã từng nhập vào
trước đó; hoặc thậm chí sau mỗi lần rút ra và nhập vào trạng thái định như vậy,
tâm có thể đạt đến những mức định lực tinh khiết hơn và tĩnh lặng hơn nhiều so
với trước đó. Nếu tâm đã đạt đến một mức độ định như vậy, người tu chỉ cần ghi
nhận sự thật đó và liên tục quán sát cho đến lúc tâm lại rút lui ra. Ngay sau mỗi
lần tâm rút lui, người tu có khả năng phát triển sự-hiểu và sự-biết khi có những
vấn đề khác nhau khởi sinh. Đây là chỗ người tu phải điều tra và xem xét mọi sự
và mọi vấn đề khác nhau tác động đến tâm để hiểu được và thâm nhập được
những vấn đề đó. Một khi đã làm xong với những vấn đề đó, tâm sẽ lại từ từ tiến
lại vào bên trong và đạt đến những mức độ định sâu hơn nữa. Tâm sẽ ở trong
trạng thái đó và chín muồi, tự do hoàn toàn khỏi mọi việc và tất cả mọi tác động
bên ngoài. Lúc này chỉ còn lại một sự-biết nhất-điểm, và điều này sẽ sẵn sàng
làm mạnh mẽ thêm sự chánh-niệm của người tu... cho đến một lúc nào đó tâm lại
nổi lên (rút ra lại). Những tình trạng tiến vào và rút ra sẽ xuất hiện trong tâm
người tu trong khi đang thiền tập, nhưng đây là điều rất khó nói. Điều này không
hề có hại hay gây hại gì cho sự thiền tập của người tu. Sau một lúc tâm sẽ rút ra
và sự đối thoại bên trong bắt đầu xảy ra dưới cái dạng tâm hành (sankhārā) tác
động cái tâm. Nếu người tu không biết rằng đây là hoạt động của tâm hành
(sankhārā), thì người ấy có thể nghĩ rằng đó là trí tuệ (paññā), có thể cho rằng đó
là trí tuệ (paññā) đang khởi sinh. Người tu phải nhìn ra hoạt động này chỉ là các
điều kiện tạo tác cái tâm, và điều quan trọng nhất là nhìn ra được nó (hoạt động
đó) chỉ là vô thường. Người tu tiếp tục làm chủ và không để cho tâm chạy theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.