LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 667

cũng đều khác nhau! Càng so sánh, vị tu sĩ càng thấy hoài nghi, chẳng biết đâu là
đúng, đâu là sai.

Rồi một thời gian không lâu sau đó, vị tu sĩ đó lại nghe tin về một vị thiền sư

khác, ví dụ thầy ''Ajahn C'' mới đích thực là một vị thầy thông thái. Người ta đồn
đại nhiều về vị thầy này đến nỗi vị tu sĩ nôn nóng đi tìm thầy để học ngay. Vị tu
sĩ quyết tâm lắng nghe và làm theo đúng những gì vị thầy mới này chỉ dạy.
Nhưng, có những điều vị thầy mới nói giống một hay hai vị thầy trước; có những
điều hoàn toàn khác hẳn. Vị tu sĩ cứ liên tục nghĩ suy và so sánh, cố gắng suy xét
coi tại sao ông thầy này làm cách này, còn ông thầy kia cứ làm cách khác. Vậy
cách nào là đúng? Vị tu sĩ cứ tiếp tìm thấy sự khác biệt trong giáo lý của các ông
thầy; và lại gom hết những giáo lý đó so sánh với những gì mình đã tự học trước
kia, và thấy rằng tất cả đều khác nhau. Cuối cùng, vị tu sĩ đó tu hoài cũng chẳng
đạt được định (samādhi). Càng suy xét về những cách dạy của mấy ông thầy, vị
ấy càng thêm bất an và động vọng, cứ như vậy cho đến khi mọi sức lực và nỗ lực
đều bị đốt cháy vào những nghĩ suy đó cho đến lúc thân và tâm trí đều kiệt sức.
Cuối cùng, vị ấy đã bị đánh bại bởi chính những nghi ngờ và phỏng đoán bất tận
của mình.

Cuối cùng, vị tu sĩ nghe được tin truyền nhanh về một vị thầy đã giác ngộ

tên là Gotama (Cồ-đàm) mới có mặt trên thế gian. Lập tức vị tu sĩ ấy nôn nao và
mong muốn chạy đi tìm gặp người thầy mới, trong lòng cứ suy đoán đủ thứ về vị
thầy mới sẽ ra sao... Rồi vị ấy cũng gặp được Phật, kính chào và lắng nghe Phật
thuyết giảng về Giáo Pháp cho mình. Phật giải thích rằng, về mặt rốt ráo, một
người không thể nào đạt đến sự hiểu biết và vượt qua nghi ngờ chỉ bằng cách
nghe lời dạy của người khác. Càng nghe thì càng nghi ngờ; càng nghe thì càng
lẫn lộn quẫn trí. Phật nói rằng trí tuệ của người khác thì không thể cắt đứt nghi
ngờ của ta. Người khác không thể dẹp bỏ nghi ngờ trong tâm của ta. Chỉ có trí tuệ
của chính ta và chính ta mới có thể tự hiểu biết và tự dẹp bỏ được nghi ngờ của
mình. Những gì người thầy có thể làm là chỉ ra cách những nghi ngờ khởi sinh và
cách để ta quán xét về chúng. Nhưng sau khi học biết những cách đó, chính ta
phải tự mình thực hành cho đến khi tự mình đạt được trí tuệ và tự mình thấy biết
sự thật. Phật dạy rằng nơi tu tập chính là trong thân này. Sắc thân, cảm giác, nhận
thức, ý nghĩ và tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành, thức- (rūpa, vedanā, saññā,
sankhārā, viññāna)] chính là những người thầy của người tu; năm tập hợp (uẩn)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.