LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 669

điều ta đang làm ngay bây-giờ và tại-đây. Không cần phải nhìn vào những thứ
bên ngoài ta; không cần nhìn những thứ đã qua hoặc chưa tới.

Phật không khen những người chỉ biết đặt niềm tin và đức tin vào những gì

người khác nói; Phật cũng không khen những người cứ chạy theo những trạng
thái tốt và xấu, đúng và sai, người chỉ biết dựa theo những gì người khác làm hay
nói. Những gì người khác làm và nói là thuộc về họ; chúng ta có thể tỉnh giác biết
về chúng, nhưng rồi buông bỏ. Ngay cả khi họ làm điều đúng đắn, họ nhìn thấy
đó là điều đúng đối với họ, nhưng điều đó chưa chắc là đúng đối với ta. Nếu ta
không có chánh kiến trong tâm thì ta đâu biết được điều đó là đúng với ta hay
không; khi ta tự mình trải nghiệm có thể ta thấy điều đó không đúng và không tốt
với ta; bởi vì trước mắt vẫn chỉ đang là điều bên ngoài và của người ngoài.
Những sư thầy đều tự tu tập cho mình – dù họ đang tu đúng hay tu sai – họ tu ở
chỗ họ, đâu dính líu gì ta. Nếu họ có tu tốt thì điều đó cũng đâu thay đổi ta; nếu
họ tu đúng thì cũng là đúng cho họ, chứ đâu đúng hay tốt cho ta. Đây là lý do
Phật không khen những người không biết tự mình tu tập để tự mình đạt đến trí
tuệ và thấy biết sự thật.

Tôi nhấn mạnh Giáo Pháp là hướng thẳng vào bên trong (opanayiko) – là

hướng nội – để tâm thấy biết, hiểu biết và trải nghiệm kết quả tu tập ngay bên
trong nó. Nếu có ai nói ta thiền tập đúng đắn, đừng vội tin lời họ; và tương tự có
ai nói ta đang tu tập sai lạc, đừng vội chấp nhận lời họ nói cho đến khi tự mình
thực sự thực tập và tìm thấy điều đó. Ngay cả khi họ chỉ dẫn cho bạn một cách tu
đúng đắn để giác ngộ thì đó cũng mới chỉ là lời nói của họ; còn ta phải nhận lấy
lời chỉ dạy đó và tự mình ứng dụng thực tập cho đến khi nào tự mình trải nghiệm
kết quả ở ngay-tại-đây trong hiện tại thì kết quả đúng đắn đó mới đích thực là của
mình. Điều này nghĩa là ta phải tự mình làm nhân chứng của mình, tự mình có
thể xác nhận kết quả tu tập đúng đắn ngay trong tâm mình. Ví dụ như tôi nói trái
chanh này chua và mời mọi người hãy thử nếm để biết, nhưng họ chỉ tin lời tôi
nói là chanh chua, chứ họ không tự nếm để tự biết nó thực sự vị chua ra sao. Sự
tin kiểu đó là vô dụng (mogha), nó chẳng có giá trị thực hay ý nghĩa gì. Khi tôi
nói chua đó là cảm nhận của tôi, đâu phải là cảm nhận của họ mà họ biết và tin.
Vậy đó. Phật không khen sự tin kiểu đó. Nhưng chúng ta cũng không nên chối bỏ
nó: chúng ta phải điều tra suy xét về điều đó. Để điều tra đúng sai, chúng ta phải
tự mình nếm trái chanh đó, và bằng cách tự mình nếm trải nó, chúng ta trở thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.