LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 671

các thầy có thể hoàn toàn soi chiếu và thấy rõ sự thật của những giáo lý đó. Đó là
cách làm cách tu cho sự hiểu-biết của chúng ta trở nên trọn vẹn. Rồi lúc đó các
thầy có thể vượt qua nghi ngờ. Nếu các thầy đã có được trí tuệ sâu sắc nhìn thấu
sự thật từ bên trong cái tâm này, thì tất cả mọi hoài nghi và sự không chắc chắn
về đạo và đạo quả sẽ hoàn toàn biến mất.

Chúng ta hay nói tu tập các pháp hiện tại (paccuppanna dhamma, hiện pháp)

nghĩa là gì? Nghĩ là khi bất thứ gì đang khởi sinh trong tâm chúng ta phải điều
tra, suy xét và xử lý nó ngay. Sự tỉnh-giác của ta phải có mặt sẵn ngay đó.
Paccuppanna dhamma – hiện pháp – là chỉ cái sự trải nghiệm của giây khắc hiện
tại – đó hàm chứa cả nhân và quả. Giây khắc hiện-tại được cắm rễ chắc chắn bên
trong tiến trình nhân-quả; cách ta đang ở trong hiện tại phản ảnh những nhân
trong quá khứ – sự trải nghiệm của hiện tại chính là quả của những nhân trong
quá khứ. Tất cả từng trải nghiệm bạn có cho đến giây khắc hiện tại này đều khởi
sinh từ những nhân trong quá khứ. Chẳng hạn, các thầy có thể nói việc đã rời
khỏi cốc thiền của mình là nguyên nhân, và các thầy đang ngồi đây là kết quả.
Đây là sự thật đường lối diễn ra của tất cả mọi thứ, đó là một chuỗi nhân-quả liên
tục. Do vậy, những gì ta làm trong quá khứ là nhân, trải nghiệm hiện tại là quả.
Tương tự như vậy, những hành động hiện tại là nhân, những gì ta trải nghiệm
trong tương lai là quả. Việc đang ngồi đây đang khởi tạo nguyên nhân cho những
sự xảy ra sau này! Quá khứ là nhân tạo quả là hiện tại, và hiện tại là nhân tạo ra
quả là tương lai. Quá khứ là nhân của hiện tại, hiện tại là nhân của tương lai;
tương lai là quả của hiện tại, hiện tại là quả của quá khứ. (Tất cả mọi thứ đều
khởi sự từ nhân, nên Phật đã nói mọi sự đều có nhân của nó).

Cái Phật nhìn ra là: chúng ta cần phải biết buông bỏ cả quá khứ và tương lai.

Khi nói buông bỏ không phải là ta đơn giản dẹp bỏ chúng. Sự buông-bỏ có nghĩa
là chánh-niệm và trí-tuệ có mặt ngay tại một điểm—đó là thời-điểm hiện-tại. Quá
khứ và tương lai nối kết ngay tại điểm đó—nối kết ngay thời-điểm hiện-tại. Hiện
tại vừa là quả của quá khứ, vừa là nhân của tương lai. Vậy là chúng ta phải buông
bỏ cả nhân và quả, và chỉ đơn thuần an trú vào cái thời khắc hiện-tại. Chúng ta
nói buông bỏ chúng, nhưng đó chỉ là lời nói để diễn tả cái cách tu tập cái tâm.
Cho dù chúng ta có dẹp bỏ những dính mắc và buông bỏ quá khứ và hiện tại, thì
cái tiến trình nhân-quả vẫn đang có mặt ở ngay đó, nó vẫn đang diễn tiến ở ngay
đó. Đúng thực, chúng ta có thể gọi đây là điểm giữa-đường hay điểm trung-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.