LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 672

chuyển; bởi nó cũng là một phần của tiến trình nhân-quả. Phật đã dạy phải quán
sát giây khắc hiện tại, ngay đó ta sẽ nhìn thấy cái tiến trình ‘khởi sinh và biến
diệt’ đang diễn ra, theo sau là sự’ khởi sinh và biến diệt khác’, liên tục và liên tục
nói tiếp nhau diễn ra.

Mọi thứ khởi sinh trong thời khắc hiện tại đều là vô thường. Tôi thường nói

đi nói lại về điều này, nhưng mọi người thường ít để ý. Họ do dự không muốn
ứng dụng cái giáo lý nhỏ này để thực hành. Giáo lý đó là: Tất cả mọi thứ khởi
sinh đều là vô thường. Mọi thứ đều là không chắc chắn. Đây thực sự là cách dễ
nhất và ít phức tạp nhất để quán chiếu về sự thật. Nếu các thầy không thiền quán
về giáo lý này, thì khi mọi thứ khởi sinh là vô thường và luôn biến đổi, các thầy
sẽ không biết cách xử lý một cách khôn khéo và có xu hướng bị động vọng ngay
trong tâm. Việc điều tra suy xét về tính vô-thường mang lại cho chúng ta trí tuệ
và hiểu biết về một chân lý thường hằng, chắc chắn. (Đó là chân lý về tính vô-
thường). Bằng cách suy xét những thứ vô thường và không chắc chắn, chúng ta
nhìn ra một lẽ thực chắc chắn thường hằng—đó là tính vô-thường. (Bản chất vô-
thường và không-chắc-chắn là bản chất không thể chối cãi của tất cả mọi thứ và
mọi sự trong thế gian. Cái bản chất đó là bao trùm). Đây là cách các thầy phải lý
giải ra để mọi người hiểu rõ sự thật—nhưng mọi người có thói không chịu hiểu,
họ cứ bỏ thời gian ra chạy qua chạy lại khắp nơi để tìm sự thật. Thực vậy, nếu
chúng ta muốn trải nghiệm một sự bình-an thực thụ thì chúng ta phải mang cái
tâm vào cái điểm nơi nó hoàn toàn chú tâm chánh niệm vào giây-khắc hiện-tại.
Dù sướng hay khổ khởi sinh ở đó, hãy dạy mình nó là vô- thường. Cái vai trò của
tâm chánh niệm về những thứ sướng và khổ chính là cái trí biết [Phật trí] bên
trong mỗi chúng ta. Cái ‘người giác ngộ’ tính vô-thường trong tất cả mọi thứ
chính là Giáo Pháp bên trong ta.

Cái gì là Giáo Pháp cũng chính là Phật, nhưng đa số mọi người không hiểu

được điều này. Họ cứ nghĩ Giáo Pháp là thứ bên ngoài, ở đâu đó bên ngoài, còn
Phật là thứ khác đang ở đây. Nếu con mắt của tâm nhìn thấy tất cả mọi thứ có
điều kiện (mọi pháp hữu vi) là vô thường, thì tất cả mọi sự khổ đau do sự dính
chấp gây ra đều biến mất. Dù chúng ta có suy xét theo cách nào đi nữa, lẽ thực
này [tính vô thường] là điều duy nhất thực sự chắc chắn. Khi ta nhìn thấy sự thật
này, tâm ta buông bỏ ngay, nó không còn vì dính chấp ràng buộc với mọi thứ
khởi sinh trên đời. Nguyên nhân của khổ – đó là sự dính chấp ràng buộc – đã biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.