LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 673

mất; hệ quả là tâm đã nhìn thấu vào sự thật và hợp nhất với Giáo Pháp. Không có
điều gì cao xa, sâu sắc hơn, đáng tìm kiếm hơn sự chứng ngộ sự thật này. Theo
cách đó, Giáo Pháp là như Phật, Phật như Giáo Pháp.

Cái giáo lý rằng “tất cả mọi thứ có điều kiện đều là vô thường và luôn biến

đổi” [Mọi pháp hữu vi đều vô thường] chính là Giáo Pháp. Giáo Pháp là cốt lõi
của Phật; nó không phải là thứ gì khác. Mục đích của việc tu tập sự tỉnh-giác
bằng cách niệm chữ ''Buddho'', ''Buddho'' [Đức Phật] – như các thầy đã biết – là
để nhìn thấy sự thật này. Khi tâm trở thành nhất-điểm nhờ cách niệm chữ
''Buddho'', điều này hỗ trợ cho việc phát triển trí-tuệ nhìn thấu rõ ba đặc tính của
mọi sự sống, đó là “vô thường, khổ, và vô ngã”; sự rõ-ràng (minh sát) của sự tỉnh
giác đưa chúng ta đến nhìn thấy mọi thứ đều là luôn biến đổi và không chắc chắn,
mọi thứ đều là giả hợp và vô thường. Nếu chúng ta tự mình nhìn thấy điều này
một cách rõ rệt và trực tiếp, thì tâm sẽ buông bỏ. Vậy là, mỗi nào có trải nghiệm
sướng, biết nó là không chắc chắn; mỗi khi có trải nghiệm khổ, biết nó là không
chắc chắn. Ngay đây tôi nói luôn: Khi các thầy đi đến sống tu ở nơi khác, các
thầy đang mong đợi nơi đó sẽ tốt hơn ở chùa này các thầy đã ở trước giờ; nhưng
hãy nhớ rằng “mọi chuyện đều không chắc chắn”, do vậy bây giờ các thầy chưa
thể biết chắc rằng nơi đến của các thầy có tốt hơn theo mình muốn hay không.
Nếu các thầy nghĩ ở lại đây là tốt nhất, điều đó cũng lại không chắc chắn. Đó chỉ
là một ý kiến! Nhưng nếu có trí tuệ hiểu biết, các thầy nhìn thấy mọi thứ đều
không chắc chắn, và nhờ hiểu biết như vậy nên khi đi đến đâu và gặp phải điều gì
các thầy cũng không thấy bị khổ.
Nếu muốn ở lại đây, các thầy cứ ở. Khi nào
muốn đi nơi khác, các thầy cứ đi; nhưng nhớ đừng tạo ra sự khó khổ cho mình.
Mọi sự nghi ngờ và phân tâm về ‘điều gì mới là đúng’ đã chấm dứt rồi; đâu có
điều gì là ‘luôn thực đúng hay luôn thực sai’, mọi thứ đều chỉ là vô thường; đâu
còn nghi ngờ gì nữa. Chính cách tu cố định sự chánh-niệm vào duy nhất thời-
khắc-hiện-tại đã giúp ta chấm dứt những nghi ngờ.

Vậy chúng ta không còn lo lắng về quá khứ hay tương lai. Quá khứ đã chết

rồi. Những gì xảy ra trong quá khứ đã xảy ra và đã kết thúc; nó đã xong. Những
gì sẽ xảy ra trong tương lai thì sẽ kết thúc trong tương lai—buông bỏ chúng luôn.
Tại sao cứ lo nghĩ tương lai? (Hiện tại chính là nhân của tương lai, sao không lo
chú tâm vào hiện tại?). Quán sát mọi thứ (hiện tượng, pháp) đang khởi sinh ngay
trong giây khắc hiện-tại và nhận biết cách chúng biến đổi và bản chất không đáng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.