LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 675

cảm giác vui sướng đó là gì? Cảm giác vui sướng phát sinh bởi vì tham muốn của
ta mới được thỏa mãn. Chỉ vậy thôi. Đó là loại hạnh phúc có điều kiện, nó được
tạo tác bởi những thói tâm ô nhiễm đang kiểm soát ta. Nhưng ta không biết như
vậy. Hạnh phúc đó dựa vào thứ bên ngoài, khi cái máy bị mất trộm ta lại khổ.

Trạng thái thiền định cũng vậy, khi ở trong trạng thái định thì hạnh phúc, khi

xả thiền hoặc thoát ra khỏi định thì ta quay lại thế giới khổ. Loại định đó chỉ
mang lại trải nghiệm bình an tạm thời. Các thầy phải quán xét bản nhất bình an
tĩnh lặng của trạng thái định (samādhi) có được từ thiền định (samatha) để thấy
rõ sự thật của nó. Trạng thái định đó là có điều kiện, là hữu vi, nó có đó rồi mất
đó. Cái máy thu thanh có đó, sau đó cũng cũ đi, hư hoại, hoặc mất đi. Ta có thứ
để mất bởi ta đang có cái máy đó. Nếu ta không có gì thì ta không có thứ để mất.
Sinh và tử cũng vậy. Bởi có sinh nên có tử. Nếu không có gì được sinh thì đâu có
gì để chết.
Tất cả mọi người nếu không được sinh thì không phải bị chết; nhưng
đã có sinh thì có diệt. Nếu biết suy xét quán chiếu theo cách như vậy thì khi có
cái máy thu thanh, ta phải chánh niệm rằng mọi thứ đều vô-thường, để đến khi nó
bị mất hoặc trước sau rồi cũng bị hư, ta sẽ không bị khổ tâm. Chúng ta nhìn thấy
sự thật bằng trí tuệ, và hiểu rõ bản chất vô thường của mọi thứ. Dù bị mất hay bị
hư, điều đó cũng chỉ là thể hiện của lẽ vô thường. Nếu biết hiểu như vậy, khi ta
dùng máy thu thanh hoặc thứ gì, ta không bị khổ theo nó.

Cũng giống như ta muốn có tiền để làm ăn, nhưng vay mượn không ai cho

nên ta khổ. Ta đi vay ngân hàng họ cũng không cho, ta thất vọng và khổ. Chừng
nào còn chưa có tiền, ta còn khổ, khổ vì muốn có tiền và muốn làm ăn. Nhưng
sau đó ngân hành lại cho vay tiền, ta vui sướng như bay trên mây, mang tiền về
nhà và ngồi lắc lư trên ghế thưởng thức cái cảm giác hạnh phúc. Nhưng cảm giác
vui sướng đó chỉ được vài giờ, ta bắt đầu thấy lo bởi ngân hàng đã tính tiền lời từ
bữa nay. Làm ăn chưa thấy mà đã thấy bắt đầu phải trả tiền lời cho ngân hàng.
Đúng không! Ta ngồi đó và bắt đầu thấy khổ. Thấy không? - Đó là tại sao? Khi
không có tiền, ta thấy khổ; ngay sau khi có tiền ta lại thấy khổ, nghĩ tới việc phải
làm ăn ra sao để có lời để trả nợ ngân hàng là ta khổ; khổ và khổ cho đến tận cái
ngày ta trả được hết tiền cho ngân hàng. Thực đúng là “sướng luôn đi kèm với
khổ. Sướng cũng chính là khổ”.

Đức Phật dạy cách tu tập là quan sát giây-phút hiện- tại, và phát triển trí tuệ

nhìn thấy bản chất vô-thường của thân và tâm. (Không cần quan sát những thứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.