LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 676

khác); chỉ nhìn vào thân tâm để nhìn thấy sự thật của Giáo Pháp: rằng tất cả mọi
thứ chỉ khởi sinh và biến diệt, chẳng là gì hơn. Bản chất của thân và tâm là như
vậy, vậy nên đừng dính chấp ràng buộc theo chúng làm gì. Nếu có trí tuệ nhìn
thấy điều đó thì sẽ phát sinh sự bình-an. (Nhìn thấy sự thật là nhân; sự bình an là
quả. Bình an là kết quả cứ sự nhìn thấy sự thật). Đây là sự bình-an có được từ sự
trừ bỏ mọi ô nhiễm dính chấp trong tâm; sự bình-an đó khởi sinh theo sự khởi
sinh trí tuệ; đó là sự bình-an có được từ trí tuệ minh sát.

Nhưng, cái gì làm khởi sinh trí tuệ? Như vầy: trí tuệ có được từ việc quán

xét ba đặc tính của sự sống [vô thường, khổ, và vô ngã]; sự quán xét đó mang lại
trí tuệ minh sát để nhìn thấy sự thật đường lối diễn ra của tất cả mọi thứ. Các thầy
phải nhìn thấy sự-thật đó một cách rõ ràng, một cách không lầm lẫn, ngay trong
tâm mình. Đó là cách duy nhất để thực sự có được trí tuệ. Đó phải là trí tuệ minh
sát liên-tục. Các thầy tự mình nhìn thấy tất cả mọi đối tượng của tâm và trạng thái
tâm (ārammana) khởi sinh vào trong tâm thức và biến mất; chúng cứ tiếp tục
khởi sinh và biến mất... Nếu còn dính chấp thì khổ sẽ khởi sinh trong từng giây
khắc, nhưng nếu biết buông bỏ thì ta không tạo ra khổ nữa. Khi tâm đã nhìn thấy
rõ ràng tính vô thường của mọi thứ và mọi hiện tượng, điều đó được gọi là đã có
được cái ‘nhân chứng bên trong’ – đó là sakkhibhūto. Tâm được hút sâu trong sự
quán xét miên mật của nó nên trí tuệ minh sát tự nó được duy trì.

Nói đi nói lại, chúng ta chỉ nên tin một phần về những lời nói, lời dạy, và

các trí tuệ mà ta nhận nghe được từ người khác.

Một lần Phật đang giảng pháp cho tăng đoàn, Phật quay qua hỏi ngài Xá-lợi-

phất có tin những gì Phật mới nói hay không. Ngài Xá-lợi-phất trả lời: ''Con vẫn
chưa tin, thưa Thế Tôn''. Phật khen ngợi câu trả lời đó, và Phật nói:

''Lành thay, này Xá-lợi-phất. Thầy không dễ dàng tin những gì người khác

nói với mình. Một người tu hành phải biết suy xét thấu suốt về mỗi điều mình
nghe được trước khi chấp nhận nó. Thầy nên nhận giáo lý này về và suy xét nó
trước.''

Ngay cả khi ngài nhận được lời dạy của chính Đức Phật nhưng ngài vẫn

không tin ngay. Ngài đã biết chú tâm và biết cách đúng đắn để tu tập cái tâm, và
biết nhận lấy những giáo lý đó về để tự mình điều tra suy xét, trước khi tự mình
chấp nhận nó. Ngài chỉ chấp nhận lời dạy của Phật là đúng sau khi suy xét nó và
thấy nó có tác dụng làm khởi sinh trí tuệ trong tâm mình, và trí tuệ đó làm cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.