tâm bình-an và hợp-nhất với Giáo Pháp [Sự Thật]. Sự hiểu biết đã khởi sinh sẽ
giúp Giáo Pháp trở thành cố định bên trong tâm. Sự hiểu- biết là đúng là hợp lẽ
với sự thật đường lối sinh diệt của tất cả mọi thứ. Phật dạy các đệ tử chỉ nên công
nhận một điểm nào đó của Giáo Pháp sau khi mình đã tự mình nhìn thấy được nó
là đúng là hợp lẽ đường lối tự nhiên của mọi thứ trong thực tại – nhìn thấy nó là
đúng là hợp lẽ dựa vào trải nghiệm và sự hiểu biết mình và của người.
Rốt cuộc, việc tu quan trọng chỉ đơn giản là điều tra quán xét về sự thật.
Các thầy không cần phải nhìn xa trông rộng quá đâu, chỉ cần quán sát cái đang
xảy ra ngay trong khoảng khắc hiện tại. Quan sát cái đang xảy ra ngay trong tâm
này. Dẹp bỏ quá khứ. Dẹp bỏ tương lai. Chỉ cần chú tâm chánh niệm vào giây
phút hiện tại, và trí tuệ sẽ khởi sinh từ việc điều tra và nhìn thấy rõ ràng những
đặc tính của vô thường, khổ, và vô ngã. Khi đang đi ta thấy nó vô thường; khi
đang ngồi ta thấy nó vô thường; khi đang đứng ta thấy nó vô thường; khi đang
nằm ta thấy nó vô thường – khi đang làm bất cứ điều gì, những đặc tính đó luôn
luôn thể hiện, bởi đó là đường lối và bản chất tự nhiên của mọi thứ. Điều đó
không bao giờ thay đổi. (Đó là lẽ tự nhiên). Nếu các thầy tu tập trí tuệ đến lúc
cách-nhìn của mình về mọi thứ mọi sự đã là hoàn toàn và nhất quán đúng theo lẽ
thật tự nhiên của chúng, thì lúc đó các thầy được thư thái tự tại với thế giới.
Có thiệt phải lánh trần hoặc lên núi ở tu một mình thì mới được bình an?
Không, đó chỉ là sự bình an tạm thời. Đến khi đói bụng, cơ thể cần dưỡng chất
như nó vẫn thường cần phải có, ta sẽ thấy chán nản với loại bình an kiểu đó. Thân
bắt đầu kêu la vì thiếu dưỡng chất [vitamin], những người tộc thiểu số trên rừng
cũng dường cơm, họ đâu biết gì về dinh dưỡng trong miếng cơm họ cúng dường
cho tu sĩ trên núi. Rồi chịu không nỗi, ta lại xuống núi trở lại chùa để được có
mấy thứ thức ăn và tiện nghi tối thiểu để nuôi thân mà tu hành. Nhưng nếu các
thầy đến sống tu ở Băng-cốc thì thức ăn luôn luôn dư giả, có lẽ các thầy lại phàn
nàn sao các Phật tử cúng nhiều thức ăn quá; Nhưng lại phàn nàn sao ở thủ đô ồn
ào náo nhiệt quá, cho nên các thầy lại muốn lánh xa thành phố lên rừng vô núi
sống ẩn dật trở lại. Chuyện thiệt là như vậy. Ta cứ luôn tháy mình ngu ngốc khi
bỏ lên núi vô rừng tu một mình; thấy quá khổ-thân nên bỏ rừng, xuống núi. Sau
đó lại thấy mình ngu ngốc khi quay lại sống tu với tăng đoàn đông đúc hoặc ở nơi
thành thị đông người; thấy có quá nhiều phức tạp và khổ tâm. Tu ẩn dật thiếu
thốn đủ thứ cũng thấy mình ngu, thấy khổ thân; tu với chỗ đông người với nhiều