(samādhi). Các thầy ấy biết dồn tâm dồn sức để tu. Hoặc có thể các thầy đó
không tu thiệt trong tâm, chúng ta cũng đâu biết được. Nếu ai chịu tu thiệt, tu
nhiệt thành, người đó sẽ chắc chắn đạt đến sự bình-an của tâm. Nếu ai chưa tu
thiệt, chưa thực sự thành tâm tu tập, đừng hỏi tại sao họ vẫn chưa được bình an?
Sự thật của vấn đề nằm ở chỗ đó. Rốt cuộc, nếu ai không được bình an, điều đó
cho thấy rằng họ đã chưa thực sự tu tập một cách nghiêm túc và thành tâm.
Khi xét về việc tu định (samādhi), điều quan trọng phải hiểu được rằng giới,
định, tuệ mỗi thứ là cái gốc căn bản để hỗ trợ cho tổng-cuộc tu tập. Chúng hỗ trợ
lẫn nhau và không thể thiếu cái nào. Mỗi thứ là một công cụ cần thiết dùng để
phát triển thiền tập, nhưng tùy ở mỗi người tu biết khéo léo ứng dụng chúng ra
sao. Một số người căn-trí có thể nhanh đạt đến trí tuệ; một số người ít-căn-trí thì
chậm đạt đến trí tuệ hơn; còn người không có chút căn trí nào thì không đạt đến
trí tuệ nào hết. Cả hai có thể cùng tu tập đúng bài, đúng cách, đúng mức độ như
nhau, nhưng để lâu mau đạt đến trí tuệ là tùy vào mức độ căn-trí của mỗi người.
Nếu có ai trong các thầy đã theo tu với những sư phụ khác nhau, các thầy phải
biết dùng trí khôn để đưa những gì mình đã nhìn thấy vào tầm nhìn của mình.
Cách của sư phụ này ra sao? Cách của sư phụ khác là sao? Các thầy quan sát họ
một cách sâu sát, nhưng đó chỉ là sự quan sát và phán đoán bề ngoài. Đó chỉ là
nhìn thấy những hành vi và cách làm bề ngoài của họ mà thôi. Nếu chỉ biết đứng
nhìn và quan sát bề ngoài như vậy, thì ta sẽ không bao giờ hết nghi ngờ. Tại sao
ông sư phụ làm như vậy? Tại sao sư ông làm như kia? Ở chùa này sư phụ nói dạy
nhiều, sao ở chùa kia mấy sư phụ họ lại ít khi nói hay dạy gì nhiều? Có chùa thì
vị sư ở đó chẳng bao giờ nói hay dạy điều gì hết! Tâm cứ liên tục phóng đoán, so
sánh và nghi vấn về mấy ông sư, ông thầy. Cuối cùng tâm trở thành một đống rối
beng. Vậy là coi như hư đường hư bột.
Do vậy, các thầy cần phải biết hướng sự chú-tâm của mình vào bên-trong
mình và tự mình tu tập cho mình. Cách đúng đắn là hướng vào bên-trong chính
mình để tu tập, bởi đó mới là cách tu tập đúng đắn (sammā patipadā). Ai cũng có
thể để ý, quan sát, và học hỏi theo gương của các vị sự thầy, nhưng khi tu là mình
phải tự tu cho chính mình. Nếu biết quay lại vào bên-trong để tu và biết suy xét
cái vấn đề tinh-tế ngay chỗ này, thì các thầy mới hết nghi ngờ.
Xưa có một vị sư già không bao giờ bỏ thời gian ra để suy xét bất cứ điều gì
hết. Thầy đó chẳng hề quan trọng những ý nghĩ về quá khứ và tương lai, bởi thầy