ấy chẳng bao giờ để sự chú-tâm rời khỏi tâm mình. Thầy ấy chỉ chú tâm quan sát
những gì đang khởi sinh vào trong sự tỉnh giác của mình ngay trong thời khắc
hiện-tại. Chỉ cần quán sát những hành vi biến đổi và phản ứng khác nhau của tâm
ngay khi nó đang trải nghiệm mọi thứ, chỉ cần quan sát chứ không quan trọng
những biến đổi và phản ứng đó là ‘cái gì’, chỉ cần luôn tự nhắc mình: ''Đó là
không chắc chắn'', ''Đó là thứ không chắc''. Nếu các thầy có thể dạy bản thân
mình nhìn thấy sự vô-thường theo cách như vậy, chẳng bao lâu các thầy sẽ đạt
đến trí tuệ minh sát nhìn thấy Giáo Pháp.
Về thực hành, các thầy không nên chạy theo cái tâm chạy nhảy, phóng túng
liên tục. Đúng vậy, tâm nó cứ chạy lòng vòng xung quanh cái vòng lẩn quẩn bất
tận của nó; nó xoay tít lòng vòng như con dụ. Đó là cách cái tâm hoạt động. Đó là
cái vòng luân hồi sinh tử bất tận (samsāra vatta). Vòng sinh tử bao trùm quanh
cái tâm. Nếu chúng ta cố chạy theo cái tâm trong khi nó cứ xoay tít như con dụ
xung quanh cái vòng lẩn quẩn sinh diệt đó, thì làm sao chúng ta bắt kịp nó được?
Nó xoay tít rất rất rất nhanh, làm sao ta có thể chạy theo kịp với nó? (Điều đó
chẳng khác nào chạy theo bắt một chiếc lá nhỏ xíu đang bị cuốn tít trong cơn gió
bão). Không tin thì cứ thử tiếp tục chạy theo nó và coi điều gì xảy ra... Điều
chúng ta cần làm là đứng yên một chỗ, và để cho cái tâm tự xoay vòng xoay tít
theo ý nó. Tưởng tượng cái tâm như một con búp bê máy, nó xoay quanh và chạy
chạy xung quanh. Khi nó chạy xeo xeo hết tốc độ xung quanh ta, ta không thể
nào bắt kịp theo nó. Nhưng thực ra ta không cần chạy đâu theo nó hết. Ta chỉ cần
đứng yên một chỗ, cứ để cho con búp bê máy đó chạy lòng vòng, kệ nó. Ta chỉ
cần đứng yên một chỗ, con búp bê chạy hết một vòng thì nó tự quay lại, và ta lại
thấy nó chứ đâu cần phải chạy theo nó. Thực ra, nếu ta cố chạy theo nó để bắt kịp
nó, càng cố chạy theo nó càng tuột mất khỏi ta. (Giống như người đang ngồi coi
vòng đua xe siêu tốc vậy. Họ đâu cần phải chạy theo xe với tốc độ 200km/giờ,
nếu có làm vậy thì cũng đâu bắt kịp nó. Họ chỉ cần ngồi một chỗ trên khán đài,
họ vẫn có thể quan sát và nhìn thấy các xe chạy qua sau mỗi vòng).
Khi nói về cách tu du hành đầu-đà [tiếng Thái là thudong]
, tôi luôn khuyến
khích và đồng thời cũng không khuyến khích. Nếu người tu đã có ít nhiều trí tuệ
về cách tu tập này thì sẽ không mấy khó khăn. Người chưa có trí khôn hiểu biết
về sự tu tập thì tu ở đâu và tu cách gì cũng gặp khó khăn. Ví dụ trước đây có một
Tỳ kheo cho rằng việc đi tu du hành [thudong] ở trong rừng là không cần thiết; vị