tập và sự nghiệp thiền tập sẽ sai lạc nếu bạn bỏ chùa ra đi chỉ vì bạn thích đi theo
một nhóm tu nào đó, hoặc chỉ vì bạn muốn sống vui vẻ với những người bạn tu
đó, chỉ vì muốn đi đây đó để thụ hưởng sự tự do du lãng, hoặc để chạy theo
những ý tưởng ngu si nào đó.
Các thầy phải nói sao cho đúng về cách tu tập của các thầy? Các thầy nghĩ
sao về những điều nảy giờ tôi đã nói? Các thầy nghĩ mình sẽ làm gì trong những
ngày tiếp theo và sau này, sau bữa hôm nay khi các thầy mãn khóa học tu ở chùa
này?
* * * * * * * *
[Phần hỏi đáp thêm trong buổi nói chuyện]
Thầy S: Con muốn hỏi một số giáo lý về sự phù-hợp của những đối tượng
thiền khác nhau dành cho những người có tính khí khác nhau. Lâu nay con đã cố
gắng tâm tĩnh lặng bằng cách tập trung sự chú tâm vào hơi-thở cùng với việc
niệm chữ ''Buddho'' [Đức Phật] theo nhịp hơi-thở, nhưng con chẳng bao giờ được
bình an cho lắm. Con cũng đã cố tập quán niệm về cái chết, nhưng cách đó cũng
chẳng giúp làm tâm con bình an. Con cũng tập quán xét về năm uẩn (khandhas)
nhưng cách đó cũng không giúp tâm tĩnh lặng. Vì vậy cuối cùng tất cả tâm trí của
con cũng cạn kiệt luôn.
Ajahn Chah: Cứ buông bỏ! Khi trí cũng không còn thì cứ dẹp bỏ luôn.
(Đừng cố gì nữa chỉ càng thêm quẩn trí).
Thầy S: Trong khi ngồi thiền, ngay khi con bắt đầu có chút tĩnh lặng thì đủ
loại ý nghĩ và ký ức lập tức nổi lên và quấy động cái tâm.
Ajahn Chah: Đó là chỗ đáng nói. Đó là chính là lẽ không-chắn-chắn. Hãy
dạy chính mình rằng điều đó không chắc chắn, ngay cả trạng thái tĩnh lặng (định)
sâu xa cỡ nào cũng đều không chắc chắn. Hãy duy trì cái lẽ không-chắn- chắn
này trong tim khi thầy thiền tập. Mọi đối tượng giác quan và mọi trạng thái tâm
mình trải nghiệm đều là vô thường; không ngoại lệ cái nào. Duy trì sự quán niệm
(về sự vô thường) này có mặt thường trực trong tâm này. Trong tiến trình thiền
tập, phải quán niệm rằng trạng thái của tâm là không chắc chắn, trạng thái tĩnh
lặng là không chắc chắn, trạng thái xao lãng cũng là không chắc chắn. Khi tâm
được tĩnh lặng trong định (samādhi), đó cũng là trạng thái không chắc chắn. Việc
quán niệm về tính vô-thường là việc ta phải thực sự nắm vững. Ta không cần phải