Việc thiền tập với niệm chữ ''Buddho'' [Đức Phật] không làm tâm tĩnh lặng,
việc thực tập chú tâm vào hơi-thở cũng không làm tâm bình an là do bởi thầy
đang bị dính vào cái tâm xao lãng. Khi niệm chữ ''Buddho'' hay khi chú vào hơi
thở, nếu thấy tâm không được tĩnh lặng, ta nên quán niệm về sự không-chắc-chắn
và đừng nên nghĩ đến vấn đề tâm đang tĩnh lặng hay không tĩnh lặng. Ngay cả
khi tâm được tĩnh lạng, đừng dính vào điều đó bởi điều đó có thể che mờ ta, nó
có thể làm cho ta coi trọng trạng thái đó. Thầy phải biết dùng trí khôn để đối trị
với cái tâm ngu mờ lúc đó. Khi tâm được tĩnh lặng, thầy chỉ cần biết vậy và chỉ
coi đó là một dấu hiệu việc thiền tập đang đi đúng hướng. Nếu tâm không được
bình an, thầy chỉ cần nhận biết tâm đang bị ngu mờ xao lãng như vậy, không ích
gì phải để ý hay kháng cự với thực trạng đó. Khi tâm được bình an, chỉ cần biết
rõ tâm được bình an, nhưng phải quán niệm rằng trạng thái đó chỉ là không chắc
chắn. Khi tâm bị xao lãng, quán sát sự không-an đó và chỉ cần biết thực trạng như
vậy, chỉ cần tâm niệm rằng sự xao lãng của tâm cũng là không chắc chắn. Tĩnh
lặng hay xao lãng đều là vô thường, đều không chắc chắn.
Nếu các thầy thiết lập được loại trí tuệ minh sát này, thì sự dính chấp ràng
buộc vào cảm nhận có một cái ‘ta’ (ngã chấp) sẽ sụp đổ ngay từ khi các thầy bắt
đầu đối diện và điều tra nó. Khi tâm bị kích động, ngay thời khắc các thầy quán
chiếu về bản tính không-chắc-chắn của trạng thái đó, thì cái cảm nhận về cái ‘ta’
vốn đã được thổi phòng lên từ sự dính chấp, giờ sẽ bị xẹp xuống. Giống như
chiếc thuyền phao bị xì hơi, nó bắt đầu xẹp lại, cảm giác về cái ‘ta’ tự hồi nào giờ
cũng bị xẹp lép. Hãy tự mình tu tập quán xét chỗ này. Vấn đề rắc rối là các thầy
thường không bắt kịp ý nghĩ ngu mờ lướt qua quá nhanh. Ngay khi nó khởi sinh,
cảm nhận về cái ‘ta’ lập tức hình thành xung quanh sự động vọng của tâm, nhưng
ngay khi người tu biết soi xét quán chiếu tính chất vô thường của trạng thái đó,
thì sự dính-chấp vào một cái ‘ta thường hằng’ sẽ sụp đỗ ngay. (Khi ta nhìn thấy
mọi thứ khởi sinh đều là vô thường và biến diệt, thì ta đâu còn chỗ nào để tin
chấp vào một cái ‘ta’ cố định thường hằng như thực nữa).
Hãy tự mình nhìn vào chỗ này. Cứ liên tục nghi vấn và xem xét sâu hơn và
sâu hơn nữa vào bản chất của sự dính chấp. Thông thường, các thầy quên dừng
lại và nghi vấn về sự động vọng trong tâm. Nhưng các thầy cần phải kiên nhẫn và
cảm nhận được cái cách của mình. Cứ để cho những sự phóng tâm động vọng đó
diễn ra theo tiến trình của nó, và ta từ từ cảm nhận được cách của mình. Các thầy