thường không xem xét nó, nhưng các thầy cần phải kiên định để định hướng sự
chú tâm vào đó, phải vững chắc và đừng để cho nó có chỗ nào ở lại/có mặt trong
tâm. Nhưng mỗi lần tôi giảng, các thầy thường khó chịu, phàn nàn: ''Ông Sư già
này suốt ngày chỉ có nói về cái sự vô-thường và bản chất biến-đổi của mọi thứ''.
Mới vừa nghe, các thầy đã thấy khó chịu và muốn bỏ đi chỗ khác. ''Sư Ông chỉ có
một giáo lý đó nói hoài thôi... chỉ luôn nói mọi thứ đều không chắc chắn''. Nếu
các thầy thực sự đã nghe đủ và thấy chán nghe với giáo lý này, vậy các thầy cứ đi
chỗ khác và thiền tập theo cách của mình cho đến khi nào các thầy có đủ trí khôn
tìm thấy sự tự-tin và một sự chắc-chắn thường-hằng nào đó trong tâm mình. Cứ
đi và tu thử đi. Tôi chỉ sợ chẳng bao lâu, hổng chừng các thầy cũng quay lại đây!.
Nói là nói vậy, chứ tôi rất mong các thầy cố gắng khắc ghi những giáo lý này vào
trí nhớ, cất giữ chúng trong tâm và trái tim mình. Rồi hãy lên đường và thử tu du
hành kiểu thudong. Nếu tu hoài mà vẫn không đi đến hiểu biết và nhìn thấy sự
thật theo cách tôi đã chỉ dạy, thì các thầy sẽ khó mà tìm thấy nhiều sự bình-an. Dù
các thầy có đi đâu ở đâu, các thầy cũng khó có được sự bình an thư thái trong tâm
mình. Các thầy cũng khó tìm ra nơi nào để có thể thiền tập thực sự.
Tôi đồng ý rằng việc thiền tập chính quy trong chùa để phát triển định lực
(samādhi) là điều tốt. Các thầy có quen với chữ ceto-vimutti và paññā-vimutti
không? Các thầy có hiểu nghĩa của chúng là gì không? Vimutti có nghĩa là sự giải
thoát khỏi những ô nhiễm lậu hoặc (āsava)
. Có hai cách tâm đạt được sự giải
thoát: ceto-vimutti [giải thoát ở-tâm] là sự giải thoát có được nhờ định tâm
(samādhi) được tu tập và hoàn thiện đến mức độ mạnh mẽ và tinh lọc nhất (ví dụ
như tầng thiền định jhana). Nói về thiền tập, trước tiên người tu tập khả năng
khống chế hoàn toàn các ô nhiễm nhờ định-lực, và sau đó chuyển qua tu tập phát
triển trí tuệ, để cuối cùng đạt đến sự giải thoát. Còn paññā-vimutti [giải thoát
nhờ-trí tuệ] có nghĩa là sự giải thoát có được từ dòng chảy ra nơi người tu phát
triển định (samādhi) đến một mức độ ở đó tâm hoàn toàn tập trung nhất-điểm và
vững-chắc đủ để hỗ trợ và duy trì trí tuệ minh sát, rồi từ đó dẫn dắt đến việc
xuyên phá những ô nhiễm.
(Chỗ này ý là vầy: ceto-vimutti tạm dịch là “sự giải thoát của/ở/từ tâm”, tức
là người tu tu tập thiền định đạt đến những tầng thiền định thâm sâu, từ đó tâm tự
nó khởi sinh ra trí tuệ và giải thoát. Còn paññā-vimutti: tạm dịch là “sự giải thoát