LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 695

những ô nhiễm, loại giải thoát ở-tâm (ceto-vimutti) và loại giải thoát nhờ-trí-tuệ
(paññā-vimutti). Để đạt đến sự giải thoát, người tu cần phải có cả hai thứ là
năng lực định tâm (định lực) và sự hiểu biết (trí tuệ). Vậy định và tuệ có thực sự
khác nhau hay không?

Thầy S: Dạ thưa không.

Ajahn Chah: Vậy tại sao người ta đặt thành những tên gọi khác nhau như

vậy? Và tại sao có sự phân biệt hai loại giải thoát ở-tâm (ceto-vimutti) và sự giải
thoát nhờ-trí-tuệ (paññā-vimutti) như vậy?

Thầy S: Sự phân biệt đó chỉ là cách nói.

Ajahn Chah: Đúng vậy. Thầy có hiểu không? Nếu không hiểu điều này, có

thể thầy sẽ đi khắp nơi đặt tên, dán nhãn, và phân biệt tùm lum, đến mức quên
mất cái gì là thực-tại mà mình cần phải nắm được. Đúng thực hai loại giải thoát
đó chỉ là vậy. Nhưng, mỗi loại có nhấn mạnh chút ít theo nghĩa của nó. Nếu nói
hai loại là một thì không đúng, mà nếu nói hai loại là khác nhau thì cũng không
đúng. Tôi trả lời như vậy thầy thấy đúng không? Tôi nói hai loại không phải là
một, nhưng cũng không khác nhau. Đây là cách tôi trả lời. Thầy nên nhận lấy câu
trả lời của tôi, và mang về suy xét thêm về nó.

Khi nói về tốc độ và sự trôi chảy của chánh-niệm làm tôi nhớ đến thời tôi

còn đi tu du hành lang thang một mình, và trên đường đi có lần tôi gặp một ngôi
chùa bị bỏ hoang, tôi ở lại đó che lều và lưới muỗi để ngồi thiền vài ngày ở đó.
Trong đất chùa có nhiều cây ăn trái đang sum sê trĩu quả. Tôi muốn hái vài trái để
ăn, nhưng tôi chánh niệm rằng đó là đồ của chùa, và tôi chưa được ai cho phép để
ăn. (Nếu ăn thứ không được cho là phạm giới luật). Rồi sau đó có nhiều dân làng
mang rổ đến, họ định hái. Họ nghĩ tôi là người ở chùa nên xin phép tôi. Tôi từ
chối thì sợ họ buồn lòng, nhưng cho phép thì đâu phải là của tôi mà cho phép
cũng nên cũng không đúng. Đường nào cũng không đặng. Nên tôi đã trả lời họ
rằng: “Mặc dù tôi đang ở đây, nhưng tôi không phải là chủ của mấy cây trái này,
vì vậy tôi không có quyền cho phép bà con hái trái; nhưng tôi cũng không cấm bà
con làm điều đó”. Sau khi nghe tôi nói vậy, họ không hái trái nào cả. Tôi nghĩ trả
lời như vậy thiệt là hữu ích, không làm mích lòng ai, và cũng không để họ hái trái
mà dính nghiệp lấy trộm của chưa được cho. Đôi khi ta cần phải suy xét và nói
theo cách không-thường như vậy thì sẽ đem lại hiệu quả hiểu biết, hơn là cách
nói thông-thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.