LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 698

85

Sự Bình An Không Lay Chuyển

190

Toàn bộ lý do để học Giáo Pháp, những giáo lý của Đức Phật, là để tìm ra

cách vượt qua khổ và đạt đến sự bình an và hạnh phúc. Dù chúng ta có nghiên
cứu những hiện tượng của thân hay tâm, nghiên cứu tâm (citta) hay những yếu tố
tâm lý của nó (tâm sở, cetasika), thì chỉ khi nào chúng ta đạt được sự giải thoát
khỏi khổ là mục tiêu rốt ráo của việc tu hành, thì lúc đó chúng ta mới thực sự
đang đi đúng con đường: phải vậy mới được. Khổ có mặt vì có nguyên nhân và
điều kiện [nhân và duyên] của nó.

Nên hiểu rằng khi tâm được tĩnh tại là nó đang ở trong trạng thái tự nhiên

bình thường của nó. Ngay khi tâm động vọng thì nó trở nên có điều kiện, nó trở
thành hữu vi (sankhāra). Khi tâm bị hấp dẫn theo thứ gì thì nó bị điều kiện tác
động. Khi sân khởi sinh, tâm bị tác động. Ý muốn chuyển động chỗ này chỗ nọ
khởi sinh từ sự tác động. Nếu sự tỉnh giác của chúng ta không theo kịp với những
sự phóng túng đó của tâm khi chúng xảy ra, thì tâm cứ chạy theo chúng và bị tác
động bởi chúng. Mỗi khi tâm chuyển động, thì ngay lúc đó, nó trở thành một thực
tại theo quy ước.

Do vậy, Phật đã dạy chúng ta phải quán sát những điều kiện tác động này nọ

của tâm. Mỗi khi tâm chuyển động, nó trở thành không ổn định và vô thường
(anicca), khổ (dukkha), và vô ngã, không thể coi là một cái ‘ta’ nào cả (anattā).
Đây là ba đặc tính phổ quát của tất cả mọi hiện tượng có điều kiện (mọi pháp hữu
vi). Phật dạy chúng ta quán sát và quán xét những chuyển động đó của tâm.

Điều này giống như giáo lý về sự khởi sinh tùy thuộc, tức chuỗi nhân-duyên

(paticca-samuppāda): sự trong đó, hiểu biết ngu mờ (vô minh, avijjā) là nhân
duyên làm khởi sinh những ý hành tạo tác tạo nghiệp (hành, sankhāra); cái này
lại là nhân duyên làm khởi sinh phần thức của một chúng sinh (thức, viññāna);
rồi thức này là nhân duyên làm khởi sinh phần tâm trí và vật chất của chúng sinh
đó (danh-sắc, nāma- rūpa), và vân vân..., như chúng ta đã học trong kinh điển.
Phật đã phân chia thành từng mỗi mắc xích của cái vòng nhân-duyên để chúng ta
dễ học hiểu. Đây là cách mô tả chính xác về thực tại, nhưng khi cái tiến trình này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.