LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 700

buông bỏ chúng. Dẹp chúng qua một bên. Chỉ cần ý thức biết chúng khi chúng
đang khởi sinh. Cái tâm này vốn đã bị tác dộng điều kiện, vốn đã thành hữu vi
rồi. Nó đã bị dẫn dắt và tác động nên đã bị lạc lối và bị mất thắng (mất tự chủ)
khỏi trạng thái tỉnh giác tinh khiết. Ngay khi nó trượt thắng, nó tạo ra những hiện
tượng có điều kiện (hữu vi) lại tiếp tục tác động lên cái tâm, và sự phóng tâm cứ
vậy mà diễn ra liên tục. Chính tiến trình nhân duyên này liên tục khởi sinh ra
những thứ tốt, xấu, thiện, ác và mọi sự khác như chúng ta đã thấy. Phật dạy chúng
ta phải giục bỏ tất cả, tức dẹp bỏ cái tiến trình đó. Tuy nhiên, lúc đầu chúng ta
phải làm quen với lý thuyết để sau này chúng ta có khả năng giục bỏ nó ở giai
đoạn sau. Đây là một tiến trình tự nhiên. Tâm chỉ đơn giản đang diễn ra theo
đường lối tự nhiên đó. Những yếu tố tâm lý (tâm sở) cũng đang diễn ra theo cách
tự nhiên đó.

Lấy ví dụ về Con đường Tám phần (Bát Thánh Đạo). Khi trí tuệ (paññā)

nhìn thấy mọi thứ mọi sự một cách đúng đắn bằng sự minh sát, cái nhìn đúng đắn
(chánh kiến) này sẽ dẫn đến ý hành đúng đắn (chánh tư duy), lời nói đúng đắn
(chánh ngữ), hành động đúng đắn (chánh nghiệp), và chánh vân vân. Tất cả
những điều này liên quan đến những điều kiện tâm lý khởi sinh từ một sự tỉnh
giác hiểu biết tinh khiết. Sự hiểu biết này giống như cái đèn lồng treo bên lối đi
trong đêm tối. Nếu cái đèn treo đúng, nếu sự hiểu biết là đúng đắn, thì nó sẽ tỏa
sáng và chiếu sáng từng bậc từng bước chỗ lối đi.

Bất cứ thứ gì ta trải nghiệm, nó đều khởi sinh từ bên trong sự biết này. Nếu

tâm không có thì sự biết này cũng không có. Tất cả mọi sự ở đây chỉ là những
hiện tượng của tâm. Như Phật đã nói, tâm chỉ là tâm. Nó không phải là một ‘con
người’, một cái ‘ta’, là ‘mình’ hay là bản ‘ngã’ của mình; chẳng là một ‘ai’ cả.
Chẳng là cái ‘người’ này hay ‘người’ nọ nào cả. Giáo Pháp chỉ là Giáo Pháp. Nó
là tự nhiên, là tiến trình vô chủ thể, là vô ngã. Nó không phụ thuộc vào ‘ta’,
‘chúng ta’ hay vào ‘ai’ cả. Nó chẳng là ‘cái gì’ cả. Bất cứ thứ gì một người trải
nghiệm thì đó chỉ là một trong năm uẩn (khandha): thân (sắc), cảm giác (thọ),
nhận thức (tưởng), ý nghĩ (hành) và tâm thức (thức). Đức Phật dạy phải buông bỏ
nó, buông bỏ trải nghiệm đó, buông bỏ mọi thứ thuộc về năm uẩn này.

Thiền giống như chiếc đũa. Trí tuệ minh sát (vipassanā) là một đầu và sự

tĩnh lặng hay thiền định (samatha) là một đầu. Khi ta cầm chiếc đũa lên, một đầu
này nhấc lên thì đầu kia cũng lên theo, đúng không? Vậy đầu nào là thiền tuệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.