còn chỗ nào ngụi lạnh không? Không thể nào. Hòn sắt đã được nun đỏ hoàn toàn
thì chỗ nào cũng giống nhau. Giống như sự dính chấp nào cũng đều nguy hại như
nhau, và do vậy chúng ta cũng không nên dính chấp vào sự tĩnh lặng bình an do
thiền định tạo ra. Nếu chúng ta nhận lầm loại bình an đó, chúng ta cho rằng có
‘người’ được bình an và tĩnh lặng, thì điều đó càng củng cố thêm cái quan niệm
sai lầm về cái ’ta’ hay một ‘linh hồn’ cố định nào đó nữa. Cái cảm nhận hay quan
niệm về một cái ‘ta’ (ngã chấp) chỉ là một phần của thực tại do quy ước. Khi còn
nghĩ "Ta bình an", "Ta bất an", "Ta tốt", "Ta xấu", "Ta hạnh phúc", hay "Ta không
hạnh phúc"... thì ta càng dính kẹt sâu hơn trong sinh tử. Điều đó càng thêm khổ.
Khi yếu tố hạnh phúc (lạc) biến mất, chúng ta lại bất hạnh (khổ). Khi sầu não
biến mất, ta lại được hạnh phúc. Rồi khi hết hạnh phúc, ta lại khổ. Hết sướng thì
khổ, hết khổ thì sướng. Chúng ta cứ bị dính trong cái vòng lẩn quẩn bất tận,
chúng ta cứ luân hồi đảo tới đảo lui trong thiên đường và địa ngục.
Trước khi giác ngộ, Phật đã nhận ra trong tâm mình về cái hình thái luân hồi
này. Phật biết rõ những điều kiện tạo ra sinh tử vẫn chưa ngừng diệt. Sự nghiệp tu
hành vẫn chưa hoàn tất. Tập trung nhìn vào tính chất có điều kiện [hữu vi] của sự
sống, Phật đã quán xét đúng theo lẽ thực tự nhiên: ''Vì có nguyên nhân nên còn
có sinh, vì có sinh nên có tử và tất cả mọi thứ chuyển động, đến đi, sinh diệt''.
Phật đã lấy những chủ đề này để quán xét về sự thật của năm tập hợp uẩn cấu
thành nên cái ‘con người’. Tất cả mọi thứ thuộc thân và tâm, mọi thứ được nhận
thức và tư duy, đều là có điều kiện (tùy duyên), không ngoại trừ thứ gì. Khi Phật
đã biết được lẽ thực này, Phật đã dạy chúng ta phải buông bỏ tất cả. Khi Phật biết
được sự thật đó, Phật đã dạy chúng ta phải từ bỏ tất cả. Phật khích lệ mọi người
hãy hiểu biết theo đúng lẽ thực của sự thật. Nếu chúng ta không hiểu đúng theo lẽ
thực tự nhiên, chúng ta sẽ khổ. Chúng ta sẽ không thể buông bỏ những thứ thân
tâm đó. Tuy nhiên, khi chúng ta đã nhìn thấy lẽ thực của sự thật, chúng ta sẽ nhận
ra cách mọi thứ đã che mờ và dẫn lừa chúng ta như thế nào. Như Phật đã dạy:
''Tâm không có thể chất gì hết, nó không là cái gì cả''.
Tâm không phải là cái gì được sinh ra thuộc về ai hết. Nó không chết như
cái ‘tâm của ai’. Tâm này là tự do, sáng tỏ, tỏa sáng, và không bị dính bất cứ vấn
đề hay thứ gì hết. Lý do có vấn đề khó khổ khởi sinh là do tâm bị che mờ bởi mọi
sự có điều kiện, bởi những thứ hữu vi, bị che mờ bởi cái ý niệm sai lầm về cái
‘ta’. Do vậy Phật dạy phải quan sát tâm này. Ngay từ nguyên sơ, có gì ở trong