LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 704

không còn chết. Đây không còn nhân và quả, không còn tùy thuộc vào nhân và
quả. Đây không còn phụ thuộc vào tiến trình nhân duyên mà khởi sinh. Tâm này
bây giờ đã ở trên và vượt trên sinh/tử, ở trên và vượt trên sướng/khổ, ở trên và
vượt trên thiện/ác. Bạn nói sao cho đúng? Nó vượt trên những khả năng diễn tả
của ngôn từ. Tất cả mọi điều kiện hỗ trợ đều đã ngừng diệt và bất kỳ cố gắng nào
để mô tả trạng thái tâm lúc này đều chỉ dẫn đến sự dính chấp mà thôi. Ngôn từ
mà dùng lúc này chỉ là sự lý thuyết của tâm mà thôi.

Sự mô tả thuộc lý thuyết về cái tâm và sự hoạt đông của tâm là chính xác,

nhưng Đức Phật đã nhận ra rằng loại hiểu biết dựa trên diễn tả lý thuyết chỉ là vô
dụng, so với cái thực của nó. Chúng ta hiểu biết điều gì đó một cách trí thức và
rồi tin nó, nhưng nó không mang lợi ích thực thụ. Sự hiểu biết trí thức không dẫn
đến sự bình an của tâm. Sự biết của Phật xuất phát từ sự từ bỏ, buông bỏ. Nó tạo
kết quả là buông bỏ và từ bỏ. Bởi vì chính cái tâm này luôn dẫn dắt chúng ta dính
theo những điều đúng/sai, làm cho chúng ta luôn luôn đối đãi. Nếu chúng ta
khôn, chúng ta dính chấp theo những điều đúng. Nếu chúng ta ngu, chúng ta dính
chấp theo những điều sai. Cái tâm kiểu đó là thế gian, và Đức Phật lấy những thứ
trong thế gian để suy xét quán chiếu về chính thế gian. Rồi sau khi đã hiểu biết rõ
về thế gian đúng như nó đích thực là, Phật trở thành ''Người hiểu biết thế gian
một cách rõ ràng và bao trùm''.

Nói về đề tài thiền định (samatha) và thiền tuệ minh sát (vipassanā), điều

quan trọng là phải phát triển những trạng thái định và tuệ này trong tâm chúng ta.
Chỉ khi nào chúng ta tự mình tu tập những trạng thái đó thì ta mới tự mình biết
chúng thực sự là gì. Chúng ta có thể đi tìm học nghiên cứu kinh sách nói về
những yếu tố tâm lý của tâm (tâm sở), nhưng loại hiểu biết trí thức qua sách vở
đó là vô dụng, không thực sự có khả năng nhổ bỏ những gốc rễ ích kỷ tham, sân,
si. Chúng ta chỉ học biết lý thuyết về tham, sân, si; chỉ có thể mô tả những đặc
tính khác nhau của những ô nhiễm trong tâm. Đại khái như tham là vầy; sân là
vậy; si được định nghĩa là như vầy. Chúng ta chỉ mới biết những bản chất đó về
mặt lý thuyết, chúng ta chỉ có thể nói về chúng ở mức độ lý thuyết vậy thôi.
Chúng ta biết và chúng ta thông minh trí thức, nhưng khi những ô nhiễm đó thực
sự khởi sinh trong tâm, liệu chúng có khởi sinh như lý thuyết đã nói hay không?
Ví dụ, khi chúng ta trải nghiệm thứ gì khó chịu, chúng ta có phản ứng và dính
vào một trạng thái xấu (khó chịu) hay không? Ta có dính chấp nó không? Ta có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.