LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 719

ngựa, hãy ngồi yên chờ ngựa kéo đi. Cũng giống như cày ruộng vậy, đừng đi
trước con trâu, phải cầm cày đi sau và để cho trâu kéo. Điều tôi đang nói đây có
nghĩa là tâm nó luôn luôn đi trước nó. Nếu người tu muốn có kết quả nhanh là
thiếu kiên nhẫn. Đó không phải là cách, dù muốn nhanh cũng đâu được, hay càng
nôn nóng thì càng chậm thêm. Đó không phải cách đúng. Đừng có đi trước con
trâu. Bạn phải đi sau con trâu.

Cũng giống như tiến trình lớn lên của cây ớt. Tưới nước và chăm bón cho

nó, nó tự hút chất dinh dưỡng và lớn lên. Khi có kiến hay sâu rầy đến phá, đuổi
sâu rầy đi. Chỉ cần làm đúng như vậy thì cây ớt có thể lớn đẹp. Và khi nó đã lớn
đẹp, đừng cố o ép nó ra hoa kết trái nhanh nhanh theo ý ta. Việc đó đâu phải việc
của ta. Cứ nôn nóng chỉ tạo ra khổ đau vô ích. Cứ để yên cho nó tự nở hoa kết
quả theo tốc độ của nó. Rồi khi nó ra trái cũng đừng có muốn nó phải chín nhanh
để ta có ăn. Đừng có o ép hay thúc giục điều gì. Điều đó chỉ gây ra khổ cho
mình! Khi hiểu được những ví dụ tự nhiên này, chúng ta hiểu được trách nhiệm
chúng ta là gì và những gì không phải là việc của ta. (Cái gì cần tu thì ta làm;
những gì không tự nhiên và không nên làm thì đừng làm). Mỗi người có mỗi bổn
phận để hoàn thành, bổn phận là phải lo tu tập siêng năng và đúng đắn. Còn việc
gì đến sẽ đến. Cái tâm tự hiểu được vai trò của nó phải làm việc gì. Nếu tâm
không hiểu được vai trò của nó nên làm gì, thì người tu sẽ suốt ngày ngồi bên cây
ớt thúc ép nó ra trái và chín nhanh. Tâm mình cứ suốt ngày không lo tu mà cứ
thúc muốn cây ớt phải lớn nhanh, ra trái nhanh.

Chỗ này không phải ở đâu xa mà ngay trong Diệu Đế thứ hai của Phật: tham

muốn dục vọng gây ra khổ. Đó là chân lý về nguyên nhân nguồn gốc của khổ.
Nếu chúng ta đã hiểu căn bản về chân lý này, vậy chúng ta thấy rằng việc thúc ép
mong muốn có kết quả sớm trong khi tu tập là điều ngu si, bởi nó chỉ tạo ra khổ.
Đó là cách sai. Hiểu cách tâm vận hành và buông bỏ nó và để cho mọi sự tự chín
muồi tùy theo những căn cơ bẩm sinh, bản năng, và những công đức tích lũy mà
chúng ta đã tích lũy trước giờ. Chúng ta cứ tiếp tục làm việc của mình, cứ lo tu
đều tu đúng. Đừng lo kết quả có sớm hay trễ. Cho dù phải mất một trăm kiếp hay
một ngàn kiếp mới giác ngộ, thì có sao đâu? (Bởi có muốn nhanh hơn cũng đâu
làm gì được, mà cứ lo muốn nhanh hơn thì việc tu càng sai lạc và lại càng trễ hơn
nhiều). Dù phải tốn bao nhiêu kiếp, ta cứ giữ việc tu tập với một trái tim thư thái
theo bước tu của mình
. Rồi một lúc nào đó, tâm lọt vào dòng thánh đạo (nhập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.