(niệm). Khi chăn trâu, ta thả nó đi ăn tự do, nhưng ta luôn để mắt đến nó. Nếu nó
đi lãng qua hay quay đầu về phía lúa, ta la lên. Khi trâu nghe tiếng la, nó quay lại
ăn cỏ. Nhưng ta không được mất chú ý, không được xao lãng hay quên mất con
trâu đang làm gì. Nếu gặp con trâu bướng bỉnh khó trị, ta phải dùng roi quất
mạnh vào lưng nó. Vậy sau đó nó không dám béng mảng qua ruộng lúa. Nhưng
đừng có lăn ra làm một giấc ngon lành; nếu ta ngủ quên, khi thức dậy đám lúa
chắc không còn nữa. Việc tu tập cũng giống như vậy: ta phải luôn quan sát cái
tâm của ta; sự-biết luôn huấn luyện cái tâm.
''Ai biết quan sát cái tâm mình thì tránh được cạm bẫy của Ma Vương''.
Và,
cái sự biết này cũng chính là cái tâm. Vậy ai là người quan sát cái tâm? Chỗ này
rất dễ làm chúng ta khó hiểu và bối rối. Tâm là một thứ, sự-biết là một thứ khác;
nhưng sự-biết xuất phát từ chính cái tâm. Vậy biết cái tâm có nghĩa là gì? Nó là
gì khi gặp những trạng thái và cảm xúc? Nó là gì nếu không có những cảm xúc ô
nhiễm này nọ? Cái biết được những thứ đó là gì thì được gọi là cái-biết hay ''sự-
biết''. Sự-biết theo dõi cái tâm, và từ cái sự biết này sinh ra trí tuệ. Cái tâm bình
thường luôn nghĩ suy và bị dính theo những cản xúc này nọ liên tục—rõ ràng
giống như con trâu. Nó có béng mảng qua lại, ta phải luôn để mắt theo dõi nó.
Nếu nó bước qua ruộng lúa, la lên. Nếu nó không nghe, lấy roi quất nó. Đó là
cách dập ngay tham dục của nó.
Tu tập cái tâm cũng không khác. Khi tâm trải nghiệm một cảm xúc và cứ
dính theo đó, công việc của sự-biết là dạy dỗ cái tâm. Xem xét trạng thái đó để
coi đó là tốt hay xấu. Giải thích cho tâm hiểu cách lý nhân-quả hoạt động. Và khi
tâm gặp cái gì nó cho là đáng quý và bám dính theo đó, sự- biết phải tiếp tục dạy
cho tâm hiểu lý nhân quả, cho đến khi tâm hiểu được (trí tuệ) và dẹp bỏ thứ đó
qua một bên. Điều này dẫn đến sự bình an của tâm. Sau khi tìm thấy rằng tất cả
những gì tâm cố nắm giữ và tham đắm đều là những thứ không đáng có, toàn là
những thứ tự trong bản chất là bất toại nguyện, nhờ đó tâm dừng lại, không còn
phóng theo những thứ đó. Nó không còn màng đến những thứ đó nữa. Dẹp bỏ
dục vọng của tâm với một sự quyết tâm. Thách đấu với nó đến tận gốc rễ của nó,
cho đến khi những giáo lý (của Phật) thấm sâu vào trong trái tim. Đó là cách
chúng ta huấn luyện cái tâm.
Từ lúc tôi rút vô rừng để tu thiền, tôi đã tập luyện như vậy. Khi tôi dạy
những học trò của tôi tu tập, tôi cũng dạy họ tu như vậy. Bởi vì tôi muốn họ nhìn