LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 727

phàm trần của chúng ta cứ xúi chúng ta đi theo một hướng, nhưng Phật thì chỉ
chúng ta đi về hướng khác. Tại sao cần phải tu luyện? Bởi cái tâm đang bị đóng
bọc bởi một lớp ô nhiễm dày đặc. Đó là tình trạng của một cái tâm chưa được tu
sửa huấn luyện để thay đổi và chuyển hóa. Cái tâm phàm trần lúc đó là không
đáng tin cậy, do vậy đừng tin gì vào nó. Làm sao ta có thể tin vào một cái tâm
thiếu sự trong sạch và rõ sáng như vậy? Làm sao ta có thể tin vào cái màn đêm
tâm tối khi ta đâu thấy gì phía sau nó. Do vậy nên Phật đã dạy đừng tin vào cái
tâm còn ô nhiễm. Ban đầu tâm chỉ là tay sai của những thói ô nhiễm, nhưng nó đi
chung với đám ô nhiễm đó lâu ngày tâm cũng trở thành chính sự ô nhiễm. Do đó
Phật đã dạy chúng ta đừng tin vào tâm mình.

Nếu chúng ta nhìn kỹ vào những thanh quy về tu tập trong chùa này, chúng

ta sẽ thấy toàn bộ những quy tắc đó đều vì mục đích tu tập cái tâm. Và mỗi khi
chúng ta tu tập cái tâm, chúng ta cảm thấy bực bội và khó chịu, thấy bị chúng
quản chế. Ngay khi cảm thấy bực bội và khó chịu, chúng ta bắt đầu than vãn:
''Người ơi, tu kiểu này thực sự khó quá! Không thể nào làm được''. Nhưng Phật
không nghĩ như vậy. Phật coi mỗi lần tu tập tạo ra sự nóng bức bực bội và cọ sát
khó chịu như vậy là chúng ta đang tu đúng đường. (Vì chuyện tu tập là đi ngược
lại với thói tâm, đi ngược lại với ý muốn trước giờ của mình, cho nên nó gây ra
khó chịu và bực bội). Nhưng chúng ta lại không nghĩ vậy như Phật. Chúng ta lại
nghĩ rằng chắc tu vậy là sai rồi, bởi vậy mới làm ta khó chịu và bực tâm. Đây là
sự hiểu lầm, và sự hiểu lầm này làm cho việc tu trở thành thứ gì đó rất gian truân,
đầy ải. Vào lúc mới tu, chúng ta thấy khó chịu, bực tâm, bực mình nên chúng ta
nghĩ mình tu sai chỗ, sai cách. Mọi người đều muốn cảm thấy tốt, nhưng ít ai
quan tâm đến việc điều đó là đúng hay sai. Khi chúng ta đi ngược lại với những
thói tâm ô nhiễm và thách đấu với dục vọng thường ngày của chúng ta, thì dĩ
nhiên chúng ta cảm thấy khó chịu và khổ mình rồi. Chúng ta thấy bực bội, thấy
khó chịu và bị bó buộc, nên chúng ta bỏ cuộc. Chúng ta nghĩ mình đang tu sai
chỗ, sai cách, sai đường. (Ta nghĩ tu là nhàn sướng chứ sao tu mà khổ như vầy).
Phật thì nói vậy mới là tu, tu như vậy là đang đi đúng đường. Chúng ta đang đối
mặt với những thói tâm ô nhiễm, và chính chúng nó là thứ đang nổi bực, nổi nóng
và khó chịu. Nhưng chúng ta cứ nghĩ lầm chính chúng ta nổi bực và khó chịu.
Phật đã chỉ ra chính những thói tâm ô nhiễm đó bị ‘làm ngược’ nên chúng bực
bội, khó chịu. Ai mà chẳng bị như vậy, khi những thói tâm của chúng ta bị ‘làm
ngược’, chúng sẽ bực mình và nổi sùng lên. (Ví dụ, thói tâm thích nhàn hạ hưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.