LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 728

thụ nay bị những thanh quy tu tập trong nhà chùa bắt làm ngược lại, bắt phải chịu
khó thức khuya dạy sớm, bắt ăn uống chừng mực, mỗi ngày một bữa... thì sao nó
không bực mình và thấy khó chịu cho được). Ai cũng phản ứng vậy thôi, đó là
chuyện bình thường, nhưng chúng ta đang đi đúng con đường, đó là đi ngược lại
những thói tâm cố hữu từ hồi nào giờ của chúng ta.

Do vậy, việc tu tập theo Giáo Pháp rất đòi hỏi sự chịu khó. Người ta thường

không biết suy xét rõ ràng. Thường thì họ lạc đường vì thích nhàn hạ sung sướng
hoặc vì thích hành xác khổ hạnh. Họ bị dính kẹt trong hai cực đoan đó. Một mặt
họ muốn chìu lòng cái tâm chạy theo khoái lạc trần đời. Khi thấy thích làm gì họ
làm đó. Họ thích hưởng thụ, thích ngồi chỗ mát mẻ, êm ái. Họ thích nằm dài thỏa
thích. Bất cứ điều gì họ làm họ cũng tìm cách làm dễ dàng, nhẹ nhàng và thoải
mái nhất. Đó là sự chạy theo khoái lạc: chạy theo những cảm giác tốt sướng. Nếu
cứ thích sướng khoái như vậy, tu biết chừng nào mới tiến?

Khi chúng ta không có được tiện nghi, khoái lạc và cảm giác tốt, thì ta cảm

thấy khó chịu. Chúng ta bực bội, bực mình, bực tức và thấy khổ vì điều đó. Nhiều
người chọn cách này để chịu khổ để diệt bỏ con đường khoái lạc. Đây cũng là sự
sai lầm. Đây cũng là sự đi lệch lạc khỏi con đường Đạo, lệch theo hướng hành
xác khổ hạnh. Đây không phải là con đường bình an của bậc tu hành đi tìm sự
bình an, không phải cách của người tĩnh lặng. Phật đã khuyên dạy đừng đi lệch
theo cực đoan chạy theo khoái lạc và cũng đừng đi theo cực đoan hành xác khổ
hạnh. Khi nào có sướng, chỉ cần biết nó là vậy, biết với một sự tỉnh giác. Khi nào
có khổ, chỉ cần tỉnh giác biết đó là khổ. Khi trải nghiệm sự sân giận, ác cảm, khó
chịu, chúng ta biết nó là vậy, và biết rõ nếu chúng ta chạy theo những cảm giác
đó là không theo đúng theo bước chân của Phật. Đó không phải là con đường của
những người đi tìm sự bình an, đó chỉ là con đường của những người phàm phu
trong làng, trong chợ. Người tu hành bình an thì không bước đi theo những con
đường phàm trần đó. Người tu hành bình an đi thẳng xuống con đường trung đạo,
không bước trái chạy theo khoái lạc giác quan, cũng bước phải dấn thân vào vũng
lầy hành xác khổ hạnh. Đó mới là con đường tu đúng đắn.

Nếu các thầy chọn con đường tu tập theo tăng đoàn, các thầy phải giữ chắc

đi theo con đường Trung Đạo. Nói vậy là lý thuyết, chứ thực hành thì mỗi giây
phút phải tự mình giữ mình không chạy theo khoái lạc giác quan cũng không theo
sự hành xác để duy tâm. Không chạy theo sướng hay khổ. Nhưng, sướng khổ cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.