bu quanh ta và đá ta qua lại như một trái banh. Chúng ta cứ như cái con lắc trong
chuông, bị chuông đánh qua đánh lại liên tục. Con đường Trung Đạo có nghĩa
thực dụng là buông bỏ sướng và khổ, không dính chấp theo bên nào, cứ nhắm giữ
mà đi một cách tự tại, đó cách thực hành đúng đắn.
Đừng chạy theo dục vọng, khi dục vọng được sướng khởi lên và ta không
thỏa mãn nó, ta cảm thấy khổ đau ngay thôi.
Đi theo con đường Trung Đạo của Phật là khó và gian nan. Chỉ có hai cực
đoan là sướng và khổ, tốt và xấu. Nếu chúng ta cứ tin theo chúng, ta làm theo lời
chúng. Nếu chúng ta thấy bực tức với ai, ta cứ muốn kiếm cây kiếm gậy đánh cho
được kẻ đó. Ta không biết lẽ phải và không có sự nhẫn nhục chịu đựng. Khi ta
yêu thương ai, ta muốn chạm người đó từ đầu đến chân. Khi ghét là ghét đến
cùng, khi thương là thương đến cùng. Đúng không?. Đó là hai phía lạc khỏi lằn
giữa của trung đạo. Đó không phải đường Phật đã chỉ. Giáo lý của Phật là tu tập
dần dần buông bỏ tất cả những cực đoan quá thích và quá ghét đó. Sự tu tập của
Phật là để thoát ra khỏi những thói tâm đối đãi của thế gian, thoát ra khỏi sự hiện
hữu thế tục, thoát ra khỏi tái sinh, khỏi sinh tử-- đó là một con đường thoát khỏi
mọi sự trở thành, nghiệp hữu, sự sinh thành, sướng, khổ, tốt, xấu, thiện và ác.
Những người có dục vọng tham muốn được sống thì không nhìn thấy cái
hay của lằn tim đường trung đạo. Họ cứ đi lệch khỏi Con Đường, họ lạng qua bờ
phải của sướng, rồi lạng ngang qua tim đường qua bờ trái của khổ, bất toại
nguyện và khó chịu. Họ cứ lắc lư qua lại như con lắc, họ cứ chạy theo hình chữ
chi, băng qua băng lại, nhưng chẳng bao giờ giữ theo hướng tim đường ở giữa.
Tim đường ở giữa là hướng đi an toàn, nhưng họ không nhìn thấy, họ cứ lạng trái,
lạng phải. Khi khổ chạy qua sướng, hết sướng chạy qua khổ. Hết sinh đến tử, hết
tử đến sinh. Họ không thích đi theo hướng tim đường là cái hướng không sinh
không tử. Họ không thích trung đạo, không thích đi thẳng tim đường. Họ cứ
muốn bỏ nhà chạy xuống đồi cho chó cắn, hoặc chạy lên đồi cho rắn cắn. Đó
chính là sự hiện hữu, là sự sống thế tục.
Nhân loại không nhìn thấy chỗ giải thoát khỏi sinh tử khổ đau: chỗ không
sinh không tử. Tâm con người còn ngu mờ nên không nhìn thấy cái lằn giữa của
trung đạo, nên họ cứ lạng qua và lạng lại mà không bao giờ ở lại giữa tâm đường.
Con đường Trung Đạo do Phật đã bước đi, đó là con đường tu tập đúng đắn, vượt
ra khỏi sinh và tử. Tâm không còn đối đãi tốt xấu, thiện ác; và tâm như vậy là