khoái lạc giác quan, thì những chữ viết đó không thể nào chuyển tải hết ý nghĩa
của thực tại của tính tham đó trong tâm. Chữ ''sân'' cũng vậy, đó chỉ là danh từ
chung ta viết để cố miêu tả những thói tâm ô nhiễm nặng đô thứ hai bên trong
tâm thôi. Chữ sân ta viết trên bảng đen, nhưng thực sự chúng ta trải nghiệm sân
ra sao thì không thể giống y như nhau. Chúng ta thậm chí không kịp đọc những
chữ viết đó khi tâm đang sân giận, điên tiếc.
Chỗ này là chỗ cực kỳ quan trọng. Những giáo lý là đúng, nhưng điều cốt lõi
là phải biết đưa giáo lý đó vào trong tim mình. Nó phải được nội tâm hóa. Nếu
Giáo Pháp không được đưa vào trái tim thì nó sẽ không được biết một cách thực
thụ. Nó sẽ không được thấy một cách thực thụ. Tôi cũng vậy. Tôi không học rộng
về kinh điển, nhưng tôi chỉ học đủ căn bản để thi qua kỳ thi sát hạch giáo lý Phật
giáo. Một ngày kia tôi có duyên được nghe bài giảng pháp từ một thiền sư. Khi
tôi nghe, một vài ý nghĩ thiếu tôn trọng đã khởi lên. Lúc đó tôi chưa biết cách
lắng nghe Giáo Pháp. Tôi chẳng hiểu vị thiền sư lang thang đó đang nói gì. Ông
ta đang nói như thể giáo lý đó có từ kinh nghiệm trực tiếp của ông ta vậy, cứ như
ông ta là đại diện cho sự thật vậy. Bởi vậy nên tôi không hoàn toàn tin.
Thời gian trôi qua, tôi đạt được ít nhiều trải nghiệm ban đầu, tôi đã tự mình
nhìn thấy sự thật cho chính mình, đó là những sự thật mà vị thiền sư kia đã nói
trước đó. Tôi hiểu được cách hiểu biết. Sau hiểu biết thì trí tuệ theo sau ngay tại
đó. Giáo Pháp đã bén rễ từ trong tâm và trái tim của tôi. Thật lâu, rất lâu sau đó
tôi mới nhận thấy được những điều vị thiền sư đó đã nói là nói từ sự tự thân thấy
biết của mình. Giáo Pháp vị ấy đã giảng là đúng trực tiếp từ sự trải nghiệm của
chính vị ấy, không phải từ kinh sách. Vị ấy nói theo sự hiểu biết và trí tuệ nhìn
thấy của chính mình. Khi tôi tự mình bước đi trên con đường Đạo, tôi đã gặp lại
mọi điều mà vị thiền sư đó đã mô tả trước đó, và tôi phải thừa nhận rằng vị ấy đã
nói đúng. Vậy đó, tôi tiếp tục tu và khám phá như vậy.
Hãy cố gắng tranh thủ mọi cơ hội để đưa nỗ lực vào sự tu tập. Dù tu có được
bình an hay không, đừng nghĩ gì lúc này. Ưu tiên hàng đầu là phải nỗ lực tu
hành, phải chuyển động bánh xe tu tập và tạo ra những nhân cho kết quả giải
thoát sau này. Nếu bạn làm đúng việc tu tập, bạn không cần phải lo lắng về kết
quả. Đừng lo lắng tại sao ta vẫn chưa chứng đắc kết quả này nọ. Lo lắng là bất
an, là không bình an. Thử nghĩ, nếu bạn không lo tu tập đúng đắn thì lấy gì mà
trông đợi kết quả? Chỉ có người biết tu biết khám phá thì mới có thể tìm thấy kết