được giải thoát. Đây là con đường của các bậc sa-môn bình an. Nếu chúng ta
không bước theo con đường đó, chúng ta đâu bao giờ trở thành một sa-môn bình
an. Ta không bước theo họ, sự bình an sẽ chẳng có cơ hội đơm hoa kết quả. Bởi
vì còn sinh và còn tử. Con đường của Phật là không còn sinh tử. Không còn cao
thấp. Không còn sướng khổ. Không còn tốt xấu. Không còn thiện ác. Không còn
đối đãi. Đây là con đường chánh đạo. Đây là con đường để đi đến sự bình an và
tĩnh tại. Nó bình an, không còn dấu vết của sướng khổ, vui buồn. Đó là cách-đi
và mục-tiêu của việc tu hành. Khi trải nghiệm được sự không còn đối đãi, tâm có
thể dừng lại. Nó có thể dừng nghĩ suy nghi vấn. Không còn nhu cầu gì để đi tìm
câu trả lời. Ngay đó! Đó là tại sao Phật đã nói rằng Giáo Pháp là để cho người có
trí tự mình thấy biết. Không còn phải thắc mắc hay hỏi ai nữa. Lúc đó chúng ta sẽ
tự mình hiểu biết một cách rõ ràng mà không còn một dấu vết nghi ngờ, mọi sự
thực đúng là như vậy, đúng như cách Phật đã nói chúng là như vậy.
Tu Tập Hết Mình
Vậy đó, tôi kể vài chuyện ngắn gọn về cách tôi đã tu. Tôi không có nhiều trí
thức. Ngày xưa tôi cũng không được học hành gì nhiều. Giờ cái tôi học là trái tim
này và tâm này của tôi, và tôi học theo một cách tự nhiên thông qua thực nghiệm,
thông qua rút kinh nghiệm từ những chỗ tu đúng, tu sai. Khi tôi thấy thích điều
gì, tôi xem xét coi điều gì đang xảy ra và nó sẽ dẫn đến đâu. Rõ ràng tôi thấy nó
lôi tôi đi xa đến chỗ khổ đau. Việc tu của tôi là quan sát chính bản thân mình. Khi
sự hiểu biết và sự nhìn thấy rõ ràng (minh sát) càng được sâu sắc hơn, tôi càng đi
đến biết rõ về chính mình hơn.
Tu với một sự tận tâm bất thối chuyển! Nếu muốn tu tập Giáo Pháp, thì các
thầy phải bỏ bớt nghĩ suy. Nếu khi thiền tập các thầy thấy mình đang cố tu để đắc
đạt kết quả gì gì đó, thì tốt hơn nên dừng lại. Mỗi khi nào tâm được tĩnh lặng và
bình an, ta liền độc thoại: ''Nó đó! Phải đó là vậy không? Ta đạt đến tầng thiền rồi
phải không?'', nếu nghĩ vậy thì dừng ngay. (Bạn đang tu với vọng tưởng và tham
dục). Quơ hết mọi ý nghĩ phân tích và suy lý đó, gói nó lại và nhét xuống ngực.
Đừng bao giờ lôi nó ra để lý sự, suy lý gì gì nữa. Đó không phải là loại hiểu biết
dùng để thâm nhập vào trong tâm. Đó là những loại hiểu biết khác, đó là những
hiểu biết trí thức, suy lý, bề ngoài.
Khi hiện thực của điều gì được nhìn thấy, nó không phải giống như đã được
mô tả trong kinh sách. Ví dụ, khi ta viết về ''tham'', tham dục, nhục dục, dục vọng