LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 746

độ thậm chí chúng ta không còn liên hệ với mọi người một cách bình thường.
Phải biết đặt niềm tin vào cái tâm của mình. Bất cứ điều gì xảy đến, cứ đơn giản
quan sát cái tâm và trái tim của mình, cứ duy trì như vậy. Những trải nghiệm lạ
thường trong khi thiền tập có thể rất có ích cho những người có trí tuệ, nhưng có
hại đối với những người không trí tuệ. Bất cứ điều gì xảy ra, đừng quá phấn
khích hoặc quá lo sợ. Nếu những trải nghiệm xảy đến, cứ mặc chúng xảy đến.

Một cách khác để tu tập là quán xét và xem xét tất cả mọi thứ mình thấy,

mình làm, và mình trải nghiệm. Đừng bao giờ quên thiền tập. Khi người ta xong
giờ ngồi thiền hay giờ đi thiền, họ cho rằng đã đến lúc nghỉ thiền và nghỉ ngơi.
Họ không còn tập trung tâm vào đối tượng thiền hay đề mục thiền quán nữa. Họ
dẹp hết hoàn toàn. Các thầy đừng có tu kiểu vậy. Ngoài giờ thiền chính thức, khi
nhìn thấy bất cứ gì, cứ điều tra suy xét nó thực sự là gì. Quán xét những người tốt
trên thế gian. Quán xét cả những người xấu. Quán xét nhìn rõ người giàu và
người quyền thế; quán xét nhìn rõ cả hạ tiện và nghèo hèn. Khi nhìn thấy một đứa
trẻ, một người già, một thanh niên, hay một thiếu nữ, hãy quán xét về ý nghĩa của
tuổi tác và tuổi già. Mọi thứ đều là nhiên liệu để cho ta điều tra quán xét. Đây
chính là cách ta tu tập tu dưỡng cái tâm. Đó là thiền quán.

Quán xét [thiền quán] dẫn đến nhìn thấy Giáo Pháp là quán xét về tính điều

kiện, tức tính hữu vi, tức tiến trình nhân quả, bên trong tất cả mọi cách thể-hiện
khác nhau trên thế gian: cả lớn và nhỏ, chính và phụ, đen và trắng, tốt và xấu. Nói
tóm lại, tất cả mọi thứ. Khi ta nghĩ, hãy nhận biết đó chỉ đơn thuần là một ý nghĩ,
không là gì khác hết. Tất cả, tất cả mọi thứ đó đều rớt vào cái nghĩa địa của ba
đặc tính “vô thường, khổ, và vô ngã” mà thôi, do vậy đừng nắm giữ, đừng dính
theo bất cứ thứ gì. Nghĩa địa “vô thường, khổ, và vô ngã’ chính là nơi ‘thiêu xác’
của tất cả mọi hiện tượng. (Mọi thứ trên thế gian rồi cũng rớt vào ba đặc tính đó).
Hãy chôn và thiêu đốt tất cả chúng, để chúng ta nhìn thấy Sự Thật.

Có trí tuệ nhìn thấu lẽ vô-thường là để cho chúng ta khỏi bị khổ; khi ta hiểu

thấu [giác ngộ] lẽ vô thường hoại diệt thì ta biết chấp nhận, không còn thấy khổ.
Đây là nhờ sự điều tra suy xét bằng trí tuệ. Lấy ví dụ, chúng ta có được thứ gì
chúng ta cho là tốt hay sướng, và do vậy ta thấy hạnh phúc. Hãy nhìn kỹ và nhìn
liên tục vào cái sự tốt và sự sướng đó. Nhiều lúc, khi đã có nhiều thứ đó quá,
chúng ta thấy chán ngán với nó. Chúng ta muốn cho nó đi hoặc bán nó đi cho rồi.
Nếu không có ai thích mua nó, chúng ta cũng muốn giục bỏ nó đi cho rồi. Tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.