vậy, Đức Phật đã hiểu biết rõ một điểm duy nhất và nhờ vậy Phật biết rõ bao trùm
về thế giới. Ví như Phật đã điều tra hiểu biết rõ sự lạnh là gì, thì khi Phật đến nơi
nào trên thế gian lạnh như vậy, Phật đã biết rõ về sự lạnh đó. Phật đã dạy về một
điểm duy nhất, để cho mọi chúng sinh đều ở sống trong thế gian hiểu biết rõ mọi
thứ về thế gian, hiểu biết được bản chất của mọi thứ thế gian. Cũng giống như
việc hiểu biết về con người. Hiểu biết về đàn ông và phụ nữ, hiểu biết về những
hành vi và cách sống của những chúng sinh con người trên thế gian. Sự hiểu biết
của Phật là như vậy. Phật điều tra hiểu biết rõ một điểm (một bản chất hay quy
luật), thì Phật hiểu biết rõ về bản chất của mọi sự thể khác.
Giáo Pháp được giảng dạy bởi Người Thầy là để cho chúng sinh vượt qua sự
khổ đau. Mà “vượt qua sự khổ đau” có nghĩa là gì? Chúng ta cần phải làm gì để
“thoát khỏi khổ đau”? Điều cần thiết là chúng ta phải học hiểu ít nhiều; chúng ta
cần phải đi đến và bước vào học hiểu những suy nghĩ và cảm nhận của cái tâm
của chúng ta. Chỉ cần làm như vậy. Tâm chính là thứ hiện tại chúng ta chưa thay
đổi được gì nó. Nếu chúng ta có thể thay đổi cái tâm, chúng ta có thể được tự do
khỏi tất cả mọi sự khổ đau và bất toại nguyện trong cuộc đời. Chỉ bằng cách thay
đổi một chỗ này: ngay chỗ cái cách nhìn cố hữu tự truyền kiếp của chúng ta, ngay
chỗ cái cách suy nghĩ và cảm nhận về thế giới của chúng ta. Nếu chúng ta đi đến
một cách cảm nhận mới về mọi thứ trong thế gian, nếu chúng ta đi đến một sự
hiểu biết mới, thì chúng ta có thể chuyển hóa và vượt qua những nhận thức
(tưởng) và hiểu biết cố hữu trước giờ. (Cái lý của đạo là vậy).
Giáo Pháp uyên nguyên đích thực của Đức Phật không phải là thứ gì xa vời
huyền hoặc. Giáo lý Phật dạy về cái attā, tức cái ‘ta’, còn gọi là cái ‘ngã’; và sự
thật là mọi thứ đều không có cái ‘ta’ hay ‘bản ngã’ thực nào cả. Tất cả chỉ có vậy.
Tất cả mọi giáo lý của Phật đều cuối cùng chỉ ra một sự thật rằng: “Đây không
phải là một cái ‘ta’, đây không thuộc về cái ‘ta’; không có thứ gì là của ‘ta’, của
‘chúng ta’ hay của ‘ai’ nào cả”. Đến tận bây giờ, khi chúng ta tiếp xúc với sự
thật này, chúng ta vẫn không thể thực sự hiểu về nó, chúng ta không thể diễn-dịch
được nó một cách xác thực đúng đắn. Chúng ta vẫn luôn luôn nghĩ rằng: 'Đây là
ta, đây là của ta'. Chúng ta dính chặt và ràng buộc vào mọi thứ, và chúng ta đặt ý
nghĩa và giá trị cho mọi thứ dính với cái ‘ta’ (không có thực) của mình. Khi
chúng ta nghĩ như vậy và làm như vậy, chúng ta càng không thể thoát bỏ khỏi
mọi thứ; sự dính líu càng ngày càng thêm lún sâu và mọi sự rắc rối khổ lụy càng