LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 792

Pháp sẽ tiến vào tâm và trái tim. Lúc đó tâm và Giáo Pháp trở thành một, không
còn phân biệt được. Đây chính là chỗ được chứng ngộ bởi những ai tu tập thực
thụ, đó là chính sự chuyển đổi cách nhìn và cách trải nghiệm về mọi thứ. Toàn bộ
Giáo Pháp là paccattam [Giáo Pháp là để tự mỗi người tự chứng thấy, phải tự
mình chứng ngộ]. Giáo Pháp không phải là thứ có thể được cho, ban, truyền hay
chuyển giao; điều đó là không thể. Nếu chúng ta cho Giáo Pháp là thứ khó được
chứng ngộ thì nó sẽ khó được chứng ngộ. Nếu chúng ta coi Giáo Pháp là dễ nhìn
thấy thì nó sẽ dễ nhìn thấy đối với chúng ta. Ai có thể quán xét để nhìn thấy một
điểm thì không cần phải quán xét để nhìn thấy tất cả mọi thứ khác. Sau khi nhìn
thấy rõ bản chất của một điểm, ví dụ nhìn thấy bản chất sinh và chết, nhìn thấy sự
sinh và diệt của các hiện tượng theo lẽ tự nhiên, thì người đó sẽ nhìn thấy được lẽ
thực đó trong tất cả mọi thứ khác. Đó chỉ là vấn đề sự thật, chỉ là lẽ thực.

Đây là cách của Đức Phật. Phật đã dạy giáo lý vì phúc lợi của tất cả chúng

sinh. Phật mong muốn chúng ta vượt trên khổ đau và đạt đến bình an. Điều đó
không có nghĩa là chúng ta phải chết trước để vượt lên sự bình an. Chúng ta đừng
nên nghĩ chúng ta sẽ đạt đến sự bình an sau khi chết; chúng ta phải vượt qua khổ
đau ngay bây giờ và tại đây, ngay trong hiện tại. Chúng ta vượt qua ngay bên
trong những nhận thức (tưởng) của chúng ta về mọi thứ, vượt qua ngay trong
kiếp sống này, vượt qua bằng cách nhìn mới khởi sinh ngay trong tâm này của
chúng ta. Khi ngồi ta hạnh phúc; khi nằm ta hạnh phúc; dù ta đang ở đâu ta cũng
hạnh phúc. Chúng ta trở nên vô-lỗi, vô-tác, vô-nhiễm; chúng ta không còn nếm
trải những nghiệp quả xấu ác, và chúng ta sống trong một trạng thái tự do tự tại.
Tâm trong suốt, sáng tỏ, và tĩnh lặng. Không còn bóng tối hay ô nhiễm. Người
như vậy là đã đạt đến niềm hạnh phúc tối thượng theo cách của Đức Phật. Mong
quý vị hãy tự mình điều tra quán chiếu để tự mình tìm ra niềm hạnh phúc đó.
Mong tất cả những Phật tử ở đây có thể đạt đến năng lực hiểu biết đó. Khi gặp
khó khổ, thì tu tập để làm vơi nhẹ sự khổ. Khi có sung sướng, thì hạ thấp sự
khoái sướng đó xuống; đến khi nó được giảm thiểu, chấm dứt sự sướng đó luôn.
(Gặp khổ không sân tức, gặp sướng không quá khích, giữ tâm bình lặng ở giữa).
Mọi người cần phải tự mình tu tập như vậy, do vậy quý vị hãy suy xét kỹ những
lời tôi vừa nói. Cầu mong quý Phật tử an lạc và tu tiến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.