LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 807

Ajahn Chah: Thầy đang suy nghĩ dựa theo cái tham và sân của mình, và

thầy đang cố hiểu biết, nhưng thực sự cái căn si ngu mờ đang chính là căn đang
lấn lướt trong tâm. Thầy cảm giác sự khổ là khó nhìn ra, trong khi sự sướng thì
dễ nhìn thấy. Đó chẳng qua là sự khổ sở của thầy đang lấn lướt. Khi gặp sướng, ta
thích muốn có nó, đó là tham; khi gặp khổ, ta kháng cự ác cảm, đó là sân. Cái sân
thì khó mà buông bỏ được, đúng không? Nó là một cảm giác mạnh. Thầy nói
sướng thì dễ buông bỏ được; thực ra nó cũng không dễ buông bỏ được; chỉ là do
nó không quá mạnh bạo hơn sân mà thôi. Khoái và sướng là thứ người ta thích và
thấy hài lòng với chúng. Coi vậy chứ chúng không phải là dễ buông bỏ được đâu.
Sân giận, ác cảm là khổ đau, nhưng người ta thường không biết cách buông bỏ
nó. Đích thực thì cả hai thứ tham và sân đều khó buông bỏ như nhau, chúng đều
nặng đô như nhau. (Khi ta mê cái gì thì khó bỏ lắm; khi ta thù ghét cái gì thì cũng
khó nguôi lắm. Khi thương thương cả đường đi, khi ghét ghét cả tôn ti họ hàng).
Thói tâm con người phần lớn là vậy. Sự thật là chúng nặng đô ngang nhau. Khi
các thầy biết quán xét một cách thấu đáo và đến được một trình độ nào đó, các
thầy sẽ nhận ra được chúng đều là hai thói tâm nặng đô như nhau; chúng là hai
gông cùm nặng như nhau. Nếu có cân nào để cân tham và sân, các thầy sẽ thấy
chúng nặng bằng nhau. Nhưng, thói thường chúng ta đều ngã theo hướng tham
(khoái lạc) hơn là hướng sân.

Thầy nói rằng thầy có thể buông bỏ sự sướng dễ dàng hơn buông bỏ sự khổ,

đúng không? Các thầy nghĩ rằng những thứ chúng ta thích thì dễ dàng buông bỏ
được, và các thầy thắc mắc tại sao những thứ chúng ta ghét lại khó được buông
bỏ hơn. Nhưng cũng vô lý, nếu đó là những thứ chúng ta ghét, sao ta lại khó
buông bỏ chúng? Không đúng như vậy. Các thầy thử nghĩ ngược lại coi. Tham và
sân, sướng và khổ, hai thứ đó hoàn toàn nặng đô như nhau. Chỉ là do chúng ta
nghiêng về hai thứ đó một cách không đồng đều mà thôi. Khi gặp khổ đau chúng
ta thấy khó chịu khó ở, ta muốn nó biến đi nhanh và do vậy ta cứ thấy khó loại bỏ
nó. Sướng khoái thì không làm ta khó chịu, do vậy chúng là bạn của ta, và do vậy
chúng ta cảm thấy nó biến đi nhanh quá, cảm thấy buông bỏ sướng dễ dàng hơn.
Nhưng không phải là dễ buông bỏ hơn, chỉ là do sướng không đè nặng ta, không
bóp đau trái tim ta, cho nên ta cảm thấy nó vậy. Cho nên ta cảm giác khổ đau thì
dai dẳng hơn. Chúng ta cảm thấy sướng thì nhẹ đô hơn khổ, nhưng thực tế thì
chúng nặng đô như nhau. Nó giống như nóng và lạnh. Chúng ta có thể bị chết
cháy vì lửa. Chúng ta cũng có thể bị chết cóng vì lạnh. Chết cháy hay chết cóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.