LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 808

cũng bằng chết. Không có cái nào nặng hơn hay nhẹ hơn cái nào. Sướng hay khổ
là như vậy, nhưng do chúng ta đánh giá mỗi thứ khác nhau.

Hoặc nếu ta xét về chuyện khen và chê. Các thầy cũng cảm thấy lời khen thì

dễ chấp nhận và dễ buông bỏ được, còn lời chê thì khó chấp nhận và khó buông
bỏ hơn, đúng không? Thực ra chúng nó đều ngang nhau. Nhưng khi được khen,
chúng ta không cảm thấy bị quấy chọc; chúng ta vui lòng, nhưng đó không phải
là một cảm giác sắc nhói. Lời chê trách thì gây khổ đau hơn và sắc nhói hơn, cho
nên chúng ta cảm thấy khó buông bỏ hơn. Thực ra được vui lòng thì cũng khó
buông bỏ, nhưng do chúng ta thích ngã theo chiều được khen hơn, cho nên chúng
ta thấy luyến tiếc khi sự khen đó bị phai biến nhanh chóng. Sự khoái sướng khi
được khen và sự khó chịu khi bị chê là cân nặng như nhau. Nhưng chỉ là do cái
tâm của ta khi gặp hai thứ đó, chúng ta có những phản ứng nặng hơn nhẹ hơn về
chúng. Chúng ta nhận và dẹp bỏ lời khen dễ hơn; nhưng chúng ta nhận và bỏ lời
chê chọc khó hơn, vì nó làm ta khó chịu, và ta thù ghét điều đó. (Thường thì
không thương dai bằng thù dai; thích không dai bằng ghét dai).

Mong các thầy hiểu ra chỗ này. Trong tiến trình thiền tập, chúng ta sẽ gặp

phải đủ loại sự khó chịu khởi sinh trong tâm. Thái độ hay nhất là sẵn sàng buông
bỏ tất cả những thứ đó, dù là là khổ hay sướng. Dù sướng là thứ chúng ta muốn
và khổ là thứ chúng ta không muốn, chúng ta cứ coi chúng là như nhau. Đó là
những thứ chúng ta sẽ trải nghiệm trong khi thiền tập.

Sự sướng và hạnh phúc là thứ người đời cầu mong. Không ai mong cầu khổ.

Nhưng Niết-bàn là chỗ vượt trên cả sự mong cầu và không mong cầu. Các thầy
hiểu chỗ này không? Không có sự mong cầu nào còn dính líu tới Niết-bàn; Niết-
bàn thì đâu còn dính líu đến mong cầu hay tham muốn. Cầu được sướng, muốn
không khổ, muốn vượt trên cả sướng và khổ- tất cả những mong cầu đó không có
mặt trong Niết- bàn. Niết-bàn chỉ còn sự bình an.

Như tôi đã nhìn thấy, việc chứng ngộ sự thật không xảy ra nếu chỉ dựa vào

người khác. Các thầy phải ghi nhớ rằng tất cả mọi sự nghi ngờ chỉ được loại bỏ
bằng chính nỗ lực tự thân, bằng sự tu tập tận tâm liên tục. Chúng ta không thể hết
nghi ngờ bằng cách nhờ người khác. Chúng ta chỉ có thể kết thúc nghi ngờ bằng
sự nỗ lực tự thân, tu tập không ngừng và bất thoái chuyển.

Hãy ghi nhớ điều này! Đây chính là nguyên lý quan trọng của việc tu tập. Sự

thực hành thực thụ là cái sẽ dẫn dắt các thầy. Các thầy sẽ nhờ đó đi đến hiểu biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.