LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 810

nghiệm trong tu tập, cái tâm sẽ ở trong trạng thái như nước đang trôi chảy mà
tĩnh tại, như nước tĩnh lặng mà trôi chảy vậy.

Đây là điều chúng ta chưa từng trải hay nhìn thấy. Thường thì tư duy và mắt

chúng ta nhìn thấy nước chảy là nước đang chảy. Khi chúng ta nhìn thấy nước
tĩnh tại là nước không chảy. Nhưng tâm của chúng ta thì khác, khi chúng ta tu tập
đúng đắn thì nó thực sự là khác: nó tĩnh tại mà trôi chảy, nó chảy mà tĩnh tại.
Trong tiến trình tu tập theo Giáo Pháp, chúng ta có trạng thái định tâm (samādhi)
và trí tuệ hòa hợp với nhau. Chúng ta có giới hạnh, thiền tập và trí tuệ. [Giới,
định, tuệ]. Nếu chúng ta tu tập đúng đắn và có được các phần đó thì dù chúng ta
đang ngồi đâu, cái tâm cũng tĩnh tại và trôi chảy. Nước tĩnh tại mà chảy. Với sự
ổn định về thiền tập cộng với trí tuệ, sự tĩnh lặng và sự minh sát, cái tâm sẽ là
như vậy. Giáo Pháp là như vậy. Nếu các thầy đạt đến Giáo Pháp thì trong mọi lúc
mọi nơi các thầy đều có trải nghiệm như vậy. Được tĩnh lặng và có trí tuệ, tức có
định và có tuệ: tĩnh tại mà trôi chảy; chảy mà tĩnh tại.

Khi điều này xảy ra trong cái tâm của một người thiền tập, đó là một trạng

thái khác thường và lạ thường đối với người ấy; nó khác với trạng thái bình
thường mà tâm của người đó đã từng biết tự trước giờ. Trước giờ, khi cái tâm trôi
chảy, thì nó chảy. Khi nó đang tĩnh tại, thì nó không chảy, nó chỉ đứng yên—tâm
lúc đó có thể được so với nước theo cách như vậy. Nhưng giờ thì tâm đã tiến vào
một trạng thái giống như nước đang chảy mà tĩnh tại, nước tĩnh tại mà đang chảy.
Dù đang đứng, đang ngồi, đang đi, hay đang nằm, tâm vẫn như nước đang tĩnh
lặng mà chảy. Tu tập làm cho tâm được như vậy là ta đang có được cả sự tĩnh
lặng và trí tuệ, có cả định và tuệ.

Mục đích của sự tĩnh lặng (định) là gì? Tại sao chúng ta cần phải có trí tuệ

(tuệ)? Tất cả những trạng thái đó chỉ nhằm mục đích giải thoát chúng ta khỏi khổ,
không vì mục đích nào khác. Hiện thời chúng ta đang sống với sự khổ (dukkha),
không hiểu biết sự khổ, và do vậy cứ sống dính với nó. Nhưng nếu cái tâm đạt
đến trạng thái như tôi vừa nói trên, thì sẽ có được nhiều loại sự hiểu biết (tri kiến)
khác nhau. Người ấy sẽ hiểu biết về khổ, hiểu biết về nguyên nhân khổ và hiểu
biết về cách tu tập để đạt đến sự chấm dứt khổ. Đó chính là những sự thật Thánh
Đế. Bốn diệu đế đó sẽ tự hiển hiện khi tâm có sự “tĩnh tại mà trôi chảy”.

Khi tâm được như vậy thì dù chúng ta đang làm gì chúng ta cũng không bị

lãng tâm, thất niệm; thói tính lãng tâm thất niệm sẽ suy yếu dần và mất luôn. Dù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.