han và cho họ cơm nước để ăn qua đêm. Thậm chí họ còn rủ nhau uống vài ly
rượu để trò chuyện với những lữ khách đò chiều. Giờ thì khác rồi. Trong làng sau
bữa ăn chiều, họ khóa cửa khóa cổng ở trong nhà.
Kể chuyện dong dài về làng quê như vậy ý tôi muốn cho quý vị thấy rằng
thời bây giờ sự thiếu-tâm-linh đã lan rộng khắp nơi. Nói chung mọi người không
vui vẻ hòa thuận với nhau, niềm tin bội bạc, không ai còn tin ai nhiều nữa. Tình
làng nghĩa xóm cũng không còn nhiều, vì đạo lý tâm linh đang thiếu hụt. Có nơi
họ hàng, chồng vợ còn cắt cổ nhau như báo chí đã đăng. Có quá nhiều nỗi đau
thương trong xã hội thời nay, mỗi ngày giở một trang báo ra thấy hàng chục hàng
trăm vụ phạm tội, chém giết, cướp giựt. Tất cả đều do sự suy tàn và thiếu vắng
của đạo đức và đạo lý. Tôi hay nói là thiếu giới hạnh và Giáo Pháp. Do vậy, quý
vị hãy hiểu biết tình trạng này và đừng đạp bỏ những nguyên tắc đạo đức. Nếu có
đức hạnh và tâm linh, đời sống con người sẽ đàng hoàng và hạnh phúc hơn nhiều.
Không có hai thứ đó, chúng ta giống như những con vật mà thôi.
Phật đã được sinh ra nơi rừng cây. Được sinh ra trong rừng, rồi sau này xuất
gia đi tu Phật học hiểu Giáo Pháp ở trong rừng. Sau đó Phật cũng khai dạy Giáo
Pháp ở nơi rừng cây, ở khu Vườn Nai Ipsantana. Phật kết thúc cuộc đời và Niết-
bàn cũng ở bên cây rừng, ở nơi rừng cây Sala Long Thọ.
Điều quan trọng đối với những người ở gần rừng như chúng ta phải hiểu biết
về rừng cây. Sống ở miền rừng núi không có nghĩa tâm chúng ta sẽ thành hoang
dại, giống như mấy con thú rừng. Tâm chúng ta có thể tiến cao hơn và có thể trở
thành thánh thiện. Đó là Phật nói. Sống ở nơi thành thị đông đúc, chúng ta sống
với đủ thứ hấp dẫn và quấy động. Đó là Phật đã nói. Trong rừng có yên lặng và
tĩnh lặng. Do đó chúng ta có thể quán xét mọi điều một cách rõ ràng và có thể
phát triển trí tuệ hiểu biết. Vậy chúng ta nên lấy sự yên lặng và tĩnh lặng làm bạn
hữu và làm người giúp đỡ của chúng ta. Môi trường yên tĩnh là rất tốt để tu tập
Giáo Pháp, vậy chúng ta nên lấy nó làm nơi an trú; chúng ta lấy núi rừng và hang
động làm nơi nương tựa của chúng ta. Sau khi quán sát những hiện tượng tự
nhiên, trí tuệ sẽ phát sinh từ những chỗ đó. Chúng ta học hỏi từ cây cỏ, chúng ta
hiểu biết cây cỏ và vạn vật xung quanh ta; và chính điều đó tạo ra sự khoan khoái
trong tâm ta. Những âm thanh của tự nhiên không làm quấy nhiễu tâm ta. Chúng
ta nghe chim kêu gọi nhau, thực sự đó là niềm vui rất đẹp. Chúng ta không phải
phản ứng sân giận ác cảm này nọ với thiên nhiên và chúng ta không phải nghĩ