LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 84

thì làm). Những ngày đó các Phật tử có thể đến chùa để lắng nghe giảng pháp và
nghe những điều khác nhau. Khi chúng ta ở nhà, tất cả những gì chúng ta nghe
được là “Đây là ta. Đó là của ta”. Mọi điều chúng ta quan tâm là cái “ta” và “của
ta”. Chúng ta chẳng hề nghe ai nói “Không có cái gì là của ta”. Nhưng khi chúng
ta đến chùa chiền, chúng ta sẽ nghe các sư thầy nói rằng “Đây không phải là ta.
Chẳng có gì là của ta”.

Mới nghe ta có thể ngạc nhiên: “Này, chuyện gì vậy? Tại sao các thầy nói

như vậy. Rõ ràng những thứ ta có là của ta mà. Ta đã làm lụng cực khổ bao năm
mới tích cóp được bao nhiêu tiền của như vậy. Các thầy nói sai hay nói dối? Tại
sao ‘Ta không phải là ta. Mọi thứ không phải là của ta’?”. Ban đầu mọi người
chẳng biết tin vào đâu. Trong tâm trí mọi người thì rõ ràng “Ta rõ ràng là ‘mình’
đây mà. Nhà cửa, con cái, tiền bạc...của ta là của ta mà”.

Nhưng cứ mỗi lần đến chùa chiền, chúng ta lại nghe các sư thầy lại y như

trước: “Đây không phải là ta. Đó không phải là của ta. Chẳng có gì là của ta cả”.
Mâu thuẫn. Thế gian và Phật Pháp mâu thuẫn. Thế gian không từ bỏ quan điểm
của nó. Thế gian chấp thủ chắc chắn là có cái “ta”, mọi thứ của ta là “của ta”.
Nhưng các sư thầy cứ bảo thủ trong tâm rằng “Đây không phải là ta. Chẳng có gì
là của ta”.

Nhưng sự thật lâu ngày cũng được biết. Mưa lâu thấm đất. Sau khi nghe lời

nhắc chở của các sư thầy nhiều lần và nhìn vào sự trải nghiệm của mình, chúng ta
có thể bắt đầu có sự hiểu biết (trí tuệ) để nhìn vào cách mọi thứ đang hiện hữu, và
chúng ta có thể đổi mới cách suy nghĩ. Rồi sau đó chúng ta có thể thấy rằng các
sư thầy đã nói đúng. Nhiều người chỉ lâu lâu mới đến chùa cúng bái gì đó, hoặc
chỉ nghe qua những lời của sư thầy một vài lần, nên khi về nhà họ vẫn nghĩ theo
cách cố hữu mà họ vẫn nghĩ trong bao nhiêu kiếp. Vẫn chấp thủ về cái ‘ta’ và
‘của ta’, coi cái ‘ta’ và mọi thứ ‘của ta’ lẽ sống, là lý do tranh đấu của mình trong
cuộc đời. Cần phải có thời gian để chúng ta học hỏi, lắng nghe và trải nghiệm để
hiểu ra sự thật. Những người chịu suy nghĩ xuyên suốt và chịu tập thiền thì họ có
thể bắt đầu nhìn thấy lẽ thật đó một cách rõ rệt.

Lắng nghe Giáo Pháp có giá trị như vậy. Mỗi lần nghe giáo lý, chúng ta bắt

đầu điều tra, suy xét một cách chân thành và kiên nhẫn để coi giáo lý đó hư thực,
đúng sai ra sao. Học hiểu những điều bất toàn, bất toại nguyện của thế gian, trở
nên ý thức rõ về sự già đi của mình, và chúng ta bắt đầu ghi nhận điều đó vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.