LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 86

than khóc: “Người ơi, tôi gặp sao ‘quả tạ’, hay tôi gặp phải nghiệp chướng nào
vậy”. Đó là một con rắn độc.

Tâm cũng vậy. Nếu mọi sự tốt đẹp, ta cảm thấy vui lòng và cuộc đời tốt đẹp.

Khi có chuyện gì không hay, ta mất ăn mất ngủ vì nó, nằm dài trên giường với
hai hàng nước mắt, cảm thấy khó khổ. Đó là con rắn độc. Con rắn đang cắn ta,
nhưng ta chẳng ý thức được điều đó.

Phật muốn chúng ta học hiểu giáo pháp để hiểu biết về thân và tâm của

chúng ta. Sáng nào trong chùa cũng có một giờ tụng kinh. Chúng ta tụng: “Sắc
thân vô thường. Cảm giác vô thường. Nhận thức vô thường. Ý nghĩ vô thường.
Tâm thức vô thường.”. (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là vô thường).
Rồi tụng
tiếp: “Sắc thân không phải của ta. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy.”.
Xuyên suốt thân và tâm, chẳng có thứ gì ngoài sự vô thường. Chẳng có thứ gì là
một cái ‘ta’ hay là ‘của ta’ cả. Mọi thứ chỉ có rồi mất, sinh rồi diệt, khởi sinh và
biến mất. Đó là đường lối của tất cả mọi sự, trong tất cả mọi lúc và trong tất cả
mọi nơi.

Một số người nghe được: “Chẳng có gì là của ta”, rồi họ có ý nghĩ quăng bỏ

hết mọi thứ của cải, vật sở hữu. Thực ra không nhất thiết là vậy. Khi người ta
chưa hiểu tới, họ thường tranh cãi về ý nghĩa điều đó và cách áp dụng nó. Cần
phải suy nghĩ, suy xét một cách chín chắn. “Đây không phải là ta” không có
nghĩa là người ta phải tự tử hoặc quăng bỏ hết mọi thứ. Câu đó chỉ có nghĩa là ta
phải từ bỏ sự dính chấp (chấp thủ) vài cái ‘ta’, phải buông bỏ sự dính mắc vào nó.
(Đừng chấp vào thân. Đừng chấp vào tâm. Đừng chấp vào cái ‘ta’ và ‘của ta’ vốn
không có thực).

Có hai sự thật, sự thật do quy ước và sự thật tuyệt đối—đó là sự giả định và

sự giải thoát. Về quy ước, có ông A, ông B, bà C, cô N... Chúng ta dùng những
quy ước này như những giả định (danh từ, tính từ, tên gọi...) để giao tiếp với
nhau. (Ví dụ như mỗi dân tộc có một thứ ngôn ngữ quy ước để họ giao tiếp với
nhau từ bao đời nay). Phật không khuyên chúng ta không dùng những ngôn ngữ
và quy ước như vậy. Phật chỉ khuyên ta nên nhớ những thứ đó chỉ là quy ước và
chúng ta không nên dính chấp hay ràng buộc vào những quy ước đó, không nên
coi những sự thật do quy ước là sự thật tuyệt đối. Những thứ do quy ước (là do
tạo tác, là hữu vi) chỉ là trống không. Khi quy ước thì có thứ đó, nhưng thực ra
không có thứ đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.