LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 876

thúc đẩy họ đi nữa, tiếp tục làm họ ngu si và không để họ ngừng lại ngay chỗ này.
Do vậy khi một người đã tới đích, nhưng những người khác còn ở chỗ khác thì họ
đâu hiểu được những gì người đang ở đích nói gì. Họ có thể hiểu biết dựa vào
chữ nghĩa trí thức, nhưng họ vẫn chưa có sự hiểu biết thực về sự thật. Sự hiểu
biết thực sự bằng chính cái tâm mới là sự giác ngộ.

Về kỹ thuật, khi chúng ta nói về tu tập thì chúng ta đang nói về sự nhập vào

và sự bỏ đi. Nhập vào những thứ tích cực và bỏ đi những thứ tiêu cực. Dưỡng tốt
bỏ xấu. Nhưng đến sau cùng thì cũng nên bỏ hết mọi thứ tốt xấu luôn. Có hai loại
người tu tập ở hai giai đoạn. Loại thứ nhất là người còn đang tu học hay học nhân
(sekha puggala), họ còn tu tập để dưỡng tốt bỏ xấu trong tâm. Loại thứ hai là
những người không còn tu học ở giai đoạn một đó nữa, được gọi là vô học nhân,
không còn học tu gì nữa (asekha puggala), họ không còn phải tu gì nữa, họ đã
chứng ngộ, họ đã đi tới nơi ngừng lại. Chỗ này đang nói về cái tâm: khi tâm đã
đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn, người tu không còn phải tu tập gì nữa. Tại sao? Tại
vì người đó không còn dùng những qui ước về giáo lý và thực hành nữa. (Họ
không cần phải tu học theo những giáo lý được ghi lại trong kinh điển hay được
nói bởi các vị thầy bằng những quy ước và ngôn ngữ thế tục. Họ không còn tư
duy bằng quy ước và ngôn ngữ thế tục nữa). Đó là trạng thái của người tu đã từ
bỏ tất cả mọi ô nhiễm trong tâm.

Người học nhân (sekha) phải tu tập từng bước theo con đường đạo, từ trình

độ thấp lên cao. Khi họ hoàn thành con đường tu, họ được gọi là vô học nhân
(asekha), tức không còn tu tập gì nữa, bởi mọi thứ đều đã xong. Mọi việc tu tập
đã hoàn thành. Nghi ngờ đã chấm dứt. Không còn phẩm hạnh nào cần phải tu
dưỡng thêm. Không còn ô nhiễm nào cần phải trừ bỏ. Những người như vậy sống
trong bình an. Tốt xấu, thiện ác không còn tác động họ nữa; họ bất lay chuyển
cho dù gặp phải điều gì tác động.

220

Đây đang chỉ về trạng thái của một cái tâm

trống rỗng. Giờ nghe đến chỗ tâm trống rỗng quý vị càng thấy khó hiểu phải
không.

Quý vị không hiểu gì chỗ này. Quý vị thắc mắc: ''Nếu tâm tôi trống rỗng thì

làm sao tôi đi được?''. Chính xác tâm là trống rỗng. Quý vị thắc mắc: ''Nếu tâm
trống rỗng làm sao tôi biết ăn uống? Làm sao tôi muốn ăn uống nếu tâm trí trống
rỗng?''. Nếu cứ nói theo kiểu này thì chỉ tốn thời gian vô ích khi người ta không
thực sự tu tập. Không tu tập thực sự thì đâu hiểu được chỗ này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.