LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 875

biết quá khứ và tương lai, bởi chúng đều tích tụ về một điểm là hiện tại, chúng có
mặt ngay trong thời khắc hiện tại. Nếu nhìn quá khứ chúng ta không biết nó. Nếu
nhìn về tương lai chúng ta không biết nó, bởi đó không phải là nơi của sự thật; sự
thật đang có mặt ngay đây, ngay trong hiện tại.

Vì vậy nên Phật mới nói Phật giác ngộ bằng nỗ lực tự thân chứ không phải

do nhờ thầy. Phật không có thầy, quý vị đã nghe chuyện này chưa? Có một du sĩ
khác cứ tới gặp Phật hỏi đủ câu hỏi về nhiều vấn đề cao xa, trong đó ông có hỏi
Phật ai là thầy của Phật. Phật trả lời: ''Ta không có thầy. Ta đạt giác ngộ bằng nỗ
lực của chính mình''. Nhưng vị du sĩ đó lắc đầu và bỏ đi, ông ấy không tin. Ổng
nghĩ Phật bịa chuyện nên ổng không tin lời Phật nói. Ổng cứ nghĩ theo kiểu
‘không thầy đố ai làm nên’. Vậy đó.

Tôi muốn nói như vầy: Quý vị học một vị thầy tâm linh và vị thầy đó nói

quý vị phải dẹp bỏ tham và sân. Vị thầy nói tham và sân là gốc nguy hại và ta cần
phải trừ bỏ chúng. Rồi quý vị nghe và thực hành tu theo hướng đó. Nhưng sự trừ
bỏ tham sân không phải xảy ra nhờ ông thầy đó nói; việc trừ bỏ tham sân chỉ có
thể xảy ra nếu ta tự mình thực tâm thực hiện và tu tập. Chỉ bằng cách tu tập ta
mới có thể chứng ngộ điều gì cho chính mình. Ta nhìn thấy tham trong tâm và trừ
bỏ nó. Ta nhìn thấy sân trong tâm và trừ bỏ nó. Vị thầy kia không trừ bỏ tính
tham tính sân trong tâm của ta. Vị ấy chỉ nói ta nên trừ bỏ chúng, lời nói đó chỉ là
hướng dẫn, còn bản thân ta ta phải tự thực hiện thì mới trừ bỏ được chúng, bởi
chúng nằm ngay trong tâm của ta. Tự mình tu và tự mình chứng. Tự mình hiểu
biết mọi thứ cho chính mình.

Giống như Phật bắt được chúng ta và mang chúng ta ra đầu đường và nói:

''Đây là con đường—giờ bạn phải tự mình bước đi''. Phật không giúp chúng ta
bước đi. Chúng ta phải tự bước đi. Khi chúng ta đi trên con đường đạo và tu tập
theo Giáo Pháp, chúng ta sẽ gặp được Giáo Pháp đích thực ở đó; Giáo Pháp là
vượt trên những gì mà vị thầy hay ai có thể giải thích cho ta. Vậy đó, một người
chỉ được giác ngộ bởi chính mình, tự mình hiểu biết quá khứ, tương lai và hiện
tại, hiểu biết nhân và quả. Lúc đó không còn nghi ngờ gì.

Chúng ta đang nói về sự từ bỏ và tu dưỡng, sự buông bỏ và phát triển.

Nhưng khi đã đạt tới đạo quả thì không cần phải thêm hay bớt gì nữa. Phật đã chỉ
đó là chỗ chúng ta cần đi tới: đây chính là đích-tới, nhưng mọi người cứ muốn đi
nữa, mọi người không muốn dừng lại chỗ này. Sự nghi ngờ và dính chấp tiếp tục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.