LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 881

chịu ra sao, sướng hay khổ ra sao, vui hay buồn ra sao, và tâm bị quấy nhiễu ra
sao. Sau khi xem xét như vậy quý vị sẽ hiểu ra rằng: loại tĩnh lặng đó chưa phải
là sự tĩnh lặng đích thực và bền lâu. Loại bình an có được nhờ thiền định chỉ là
tạm thời trong thời gian lánh trần thiền định mà thôi.

Những gì xảy ra trong phạm vi trải nghiệm chỉ đơn giản xảy ra như nó là

vậy. Nó chỉ là nó, nó chỉ là hiện tượng khởi sinh và biến qua. Nhưng nếu nó làm
vừa lòng ta, ta liền cho nó là tốt; khi nó làm ta khó chịu, ta liền cho nó là không
tốt. Tốt hay xấu chỉ là do cái tâm phân biệt đối đãi của ta đối với mọi thứ đối
tượng bên ngoài. Sau khi đã hiểu được lý này, chúng ta có được cơ sở để suy xét
điều tra mọi thứ và nhìn thấy chúng đúng như chúng thực là. Khi đã có được sự
tĩnh lặng (định) trong thiền, người tu không cần phải thực hiện nhiều sự suy nghĩ.
Sự hiểu biết nhạy bén là một loại “tính biết” có được từ một cái tâm tĩnh lặng.
Nói cách khác, cái tâm tĩnh lặng sinh ra “tính biết”. Tính biết không phải là sự
nghĩ, mà nó là sự suy xét điều tra hiện tượng. Đó là dhammavicaya (HV: trạch
pháp). Điều tra về mọi pháp là một yếu tố giúp dẫn đến giác ngộ.

Nhờ điều tra và sau khi hiểu biết về các hiện tượng, chúng ta có được sự tĩnh

lặng trong tâm. Loại tĩnh lặng này không bị quấy nhiễu bởi những tiếp xúc giác
quan và trải nghiệm trần cảnh bên ngoài. Loại đó là tốt. Nhưng giờ tôi lại đặt câu
hỏi: ''Nếu đã đó gọi là sự tĩnh lặng, vậy tại sao vẫn còn thứ gì đó đang tiếp diễn?''.
Câu trả lời là: Đúng, vẫn còn thứ đang tiếp diễn bên trong sự tĩnh lặng đó; đó
không phải là thứ đang tạo tác khổ như thông thường—[thông thường tâm chúng
ta liên tục tạo tác đủ loại khổ vì chúng ta cứ chấp mọi thứ là này là nọ, cứ nhận
thức mọi thứ là khác so với chúng thực là]. Khi có sự gì diễn ra bên trong một cái
tâm tĩnh lặng, tâm biết nó một cách rõ ràng. Khi tâm nhìn thấy rõ ràng mọi sự
diễn ra bên trong nó, thì trí tuệ sinh ra ngay tại đó, và nhờ đó tâm càng có khả
năng quán xét một cách rõ ràng hơn và hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy cách mọi thứ
diễn ra đúng như chúng thực là; và khi chúng ta biết rõ sự thật của mọi thứ như
vậy thì sự tĩnh lặng (định) đó càng trở nên bao trùm. Lúc đó, khi tâm nhìn thấy
mắt hoặc tai nghe âm thanh...,chúng ta nhận biết chúng đúng như chúng thực là.
Trong trạng thái của loại tĩnh lặng thứ hai này: khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai
nghe thấy âm thanh...tâm vẫn luôn bình an. Khi tai nghe những âm thanh, tâm
vẫn bình an. Tâm không bị dao động. Dù chúng ta trải nghiệm thứ gì, tâm vẫn
không bị lay chuyển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.